• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Xây dựng Đảng - Chính quyền

Lan tỏa phong trào Dân vận khéo ở An Lão

Những năm qua, phong trào thi đua Dân vận khéo được các cấp ủy Ðảng, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể huyện An Lão quan tâm, triển khai rộng khắp. Nhiều mô hình Dân vận khéo lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

“Dời làng xây đập” thành công

Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, phong trào thi đua Dân vận khéo ở huyện An Lão đã gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương. Nhiều nơi đã có những việc làm cụ thể, xây dựng chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm và hướng mạnh về cơ sở.

Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, nhiều địa phương, đơn vị đã có giải pháp đổi mới, sáng tạo trong xây dựng các mô hình, điển hình Dân vận khéo. Đến nay, toàn huyện có 119 mô hình Dân vận khéo, trong đó có 8 mô hình trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị; 35 mô hình trên lĩnh vực kinh tế; 34 mô hình trên lĩnh vực văn hóa - xã hội; 19 mô hình trên lĩnh vực xây dựng nông thôn mới; 23 mô hình trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Lãnh đạo Huyện ủy An Lão trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Dân vận khéo” giai đoạn 2016 - 2020. Ảnh: HỮU BÁ

Nổi bật nhất có thể kể đến là mô hình “Dời làng xây đập” tại xã An Dũng. Để thực hiện công trình xây dựng Hồ chứa nước Đồng Mít, đòi hỏi phải di dời cả xã An Dũng với gần 500 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu - một việc chưa từng có và không hề dễ ở một địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số H’re sinh sống, gắn bó đã bao đời. Nhưng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị huyện và xã, nhờ cách làm công khai, minh bạch, thường xuyên tuyên truyền, vận động, đối thoại, gặp gỡ với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, dần dần bà con đã hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của dự án, đồng thuận với phương án di dời đến nơi ở mới. Đến nay, 445/477 hộ đã xây dựng nhà ở kiên cố tại khu tái định cư. Cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới đồng bộ, khang trang; trung tâm hành chính, trường học, trạm y tế và các công trình thiết yếu đã đi vào hoạt động; đời sống bà con có nhiều đổi thay tích cực.

Nhiều mô hình hay, hiệu quả thiết thực

Trên lĩnh vực kinh tế, đã xuất hiện nhiều mô hình giúp hội viên, đoàn viên trở thành chủ trang trại, sản xuất, kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho nhiều lao động nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định; nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tiêu biểu như các mô hình: Góp vốn xoay vòng, hỗ trợ hội viên xóa đói giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm; xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; may gia công; trang trại gia đình…

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, các mô hình Dân vận khéo tập trung vận động nhân dân xây dựng các thiết chế văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện hương ước, quy ước; xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; phát huy tinh thần tương thân tương ái, vì cuộc sống cộng đồng. Nhiều mô hình có ý nghĩa nhân văn, xã hội sâu sắc, có sức lan tỏa sâu rộng như: Dạy tốt, học tốt; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; làng an toàn cho trẻ, giữ gìn bản sắc văn hóa của người Bana…

Trong xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua Dân vận khéo đã góp phần tích cực vận động, khuyến khích các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, đóng góp tiền, hiến đất, góp công để từng bước hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, nhất là những tiêu chí khó. Từ thực tiễn xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiêu biểu như: Vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới; thắp sáng đường quê; xây dựng tuyến đường hoa nông dân kiểu mẫu...

Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, phong trào thi đua Dân vận khéo được tập trung chỉ đạo gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; cải cách thủ tục hành chính; đổi mới lề lối, tác phong làm việc, nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; giải quyết các vấn đề tồn đọng bức xúc, những khó khăn, vướng mắc của nhân dân ngay từ cơ sở. Kết quả, trên 90% số vụ, việc được giải quyết kịp thời, không để xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp. Năm 2019, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của An Lão đứng thứ 3/11 huyện, thị xã, thành phố.          

Minh Lực

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Đề nghị tích hợp bổ sung 190 dịch vụ công trực tuyến  (26/10/2020)  
Nữ chiến sĩ công an hết lòng phục vụ nhân dân  (26/10/2020)  
Hướng đến phục vụ người dân ngày càng tốt hơn  (26/10/2020)  
Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XII dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 11.12  (26/10/2020)  
Công tác dân vận ở huyện Tuy Phước: Thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước  (22/10/2020)  
Thu phí, lệ phí giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: Đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất toàn tỉnh  (22/10/2020)  
Tây Vinh đồng lòng xây dựng NTM  (22/10/2020)  
Thành ủy Quy Nhơn: Xử lý kỷ luật 6 đảng viên vi phạm  (22/10/2020)  
Từ nay đến cuối năm phải giải phóng xong mặt bằng đường ven biển ĐT 639  (21/10/2020)  
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền  (21/10/2020)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn