• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Pháp Luật

Ngăn chặn sách lậu, sách giả

Mới đây, cơ quan An ninh điều tra (Công an thành phố Hà Nội) đã khởi tố ba bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong vụ tổ chức in ấn và đưa ra thị trường hơn 100 tấn sách lậu. Nếu trước đây, việc in lậu một vài tấn sách đã được coi là nhiều, thì hiện nay, vấn đề đã ở mức báo động bởi ngoài gia tăng số lượng, các đối tượng còn có nhiều thủ đoạn tinh vi.

 

Kho sách giáo khoa lậu bị cơ quan chức năng phát hiện. (Ảnh minh họa: BND)

Trong vụ việc vừa qua, chỉ ở một cơ sở kinh doanh sách lậu, lực lượng chức năng đã phát hiện được tám kho xưởng liên quan, thu giữ hơn 100 tấn sách với hơn 400 đầu sách và gần 400.000 cuốn cùng hệ thống máy móc hiện đại. Từ đó, có thể nhận định một trong những áp lực lớn nhất của ngành xuất bản hiện nay chính là vấn nạn sách lậu.

Ðại diện Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, hiện có hơn 100 trang web rao bán hàng trăm nghìn tựa sách lậu. Nhiều đối tượng cầm đầu đường dây sách lậu vốn lúc đầu chỉ mở cửa hàng bán sách. Qua quá trình buôn bán, thấy nhu cầu khách hàng cao mà nguồn sách còn hạn chế hoặc giá cả cao hơn mức khách hàng muốn chi trả nên nảy sinh ý định thuê kho xưởng, trang bị máy móc để sản xuất sách lậu.

Các chuyên gia nhận định, so với trước đây, thủ đoạn in sách lậu đã tinh vi hơn rất nhiều. Bên cạnh việc thuê kho tại những địa điểm có nhiều lối ra vào, hàng hóa thường được vận chuyển, đóng gói vào ban đêm để tránh bị phát hiện, các đối tượng còn tận dụng công nghệ, như: livestream trên mạng xã hội; nhận đơn hàng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Trung bình, mỗi cơ sở như vậy bán được khoảng 300-400 đơn hàng với số lượng từ 300-600 cuốn sách với tổng giá trị tiền hàng từ 50-70 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với các cơ sở in ấn, phát hành có giấy phép hoạt động.

Theo đại diện các nhà xuất bản, các cơ sở sản xuất sách lậu đã gây ra không ít khó khăn cho những đơn vị làm sách và kinh doanh chân chính. Họ không phải đầu tư xây dựng đề tài, bản thảo; trả tiền bản quyền, không phải nộp thuế; chất lượng mực, giấy in, chất lượng hoàn thiện xuất bản phẩm lại thấp, cho nên các xuất bản phẩm giả, làm lậu có giá thành rất thấp và có thể bán với chiết khấu cao so với giá bìa để thu hút người mua.

Ðã có nhiều hội thảo, tọa đàm về chủ đề chống xuất bản phẩm lậu song chủ yếu nội dung vẫn tập trung thống kê, chỉ ra lỗi sai về hình thức và nội dung trong sách in lậu và hậu quả, chưa đưa ra được giải pháp thật sự rành mạch, triệt để. Chế tài và mức phạt đối với những hành vi này chưa thật sự đủ răn đe, trong khi lợi nhuận mà các cơ sở in sách lậu thu được là rất lớn. Ngay cả các nhà xuất bản quốc tế cũng cho biết, họ phải đối mặt với vấn đề xuất bản phẩm in lậu khi hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Theo ý kiến từ các đơn vị, cá nhân làm sách, các cơ quan quản lý cần xây dựng chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các đối tượng in lậu, làm giả các ấn phẩm xuất bản, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm để kịp thời răn đe, cảnh báo, nhằm bảo đảm trật tự trong lĩnh vực xuất bản, in ấn.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, giáo dục về giá trị của sách, văn hóa đọc, cách phân biệt sách in lậu và sách thật cần cụ thể hơn, phổ biến hơn để tránh việc người đọc có những nhận thức sai lầm, ham rẻ mà vô tình tiếp tay cho hành vi sai trái. Việc quản lý bản quyền, hợp tác xuất bản và cơ chế tự bảo vệ cũng cần đẩy mạnh. Cụ thể, ngoài việc làm sách, các đơn vị cần sát sao hơn với sản phẩm của mình ngoài thị trường, kịp thời phát hiện và phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý thị trường, an ninh văn hóa, an ninh kinh tế… để kiểm tra, phản ánh và xử lý.

Theo MAI LỮ (NDO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Thông tin "Hưng 33" được Nhà nước vinh danh là sai sự thật  (16/1/2023)  
Mua bán pháo hoa ngoài cửa hàng của Z121 và GAET là vi phạm pháp luật  (16/1/2023)  
Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết nhóm TTHC liên thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke  (16/1/2023)  
Chậm nhất đến hết tháng 6.2023 phải hoàn thành xử lý vi phạm  (16/1/2023)  
Ma túy - hiểm họa khôn lường  (15/1/2023)  
Lãnh án vì thói hung hăng  (13/1/2023)  
Ngăn chặn thực phẩm bẩn hoành hành dịp Tết  (13/1/2023)  
Mua bán pháo tràn lan trên mạng xã hội  (13/1/2023)  
Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý  (13/1/2023)  
Phát hiện, xử lý trên 900 trường hợp vi phạm nồng độ cồn  (13/1/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang