• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ ngập lụt

Với nghiên cứu do TS Nguyễn Việt Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT) làm chủ nhiệm, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và nền tảng WebGIS, công nghệ giải đoán ảnh vệ tinh giúp xây dựng bộ chỉ số tổn thương xã hội và bản đồ ngập lụt toàn tỉnh. Đây là giải pháp hiệu quả, giúp tỉnh chủ động ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

 

Nhóm nghiên cứu điều tra thực địa khảo sát vết lũ tại hiện trường.

Qua 2 năm triển khai, nhóm nghiên cứu đã tiến hành giải đoán ảnh vệ tinh tại 4 thời điểm lũ lịch sử (năm 2009, 2013, 2016, 2017), kết hợp điều tra, khảo sát vết lũ ngoài hiện trường, tổ chức 2 đợt khảo sát trên quy mô rộng tại 120 xã, phường, thị trấn có tình trạng ngập lụt. Từ đó, xây dựng bản đồ phân vùng ngập lụt toàn tỉnh.

Bản đồ phân vùng ngập lụt không những đóng vai trò cần thiết đối với công tác phòng ngừa, ứng phó ngập lụt, mà còn là nội dung cần thiết để thiết lập và tính toán chỉ số tổn thương xã hội (SVI). Chỉ số SVI được thiết lập với 66 nhân tố cấu thành từ 3 hợp phần (độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và năng lực thích ứng) và 7 hợp phần phụ khác (nhân khẩu học, sinh kế, hạ tầng, tự nhiên, chính trị - xã hội, kinh nghiệm, tài chính).

Dựa trên số liệu thu thập được từ quá trình giải đoán ảnh viễn thám kết hợp với điều tra thực tế và 2 cuộc điều tra xã hội học tại 120 xã, phường, thị trấn với gần 3.720 hộ gia đình thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố, các nhà nghiên cứu đã tính toán chi tiết cho thấy, về tổng thể Bình Định là địa phương dễ bị tổn thương do tình trạng ngập lụt. Nhóm cộng đồng có mức độ tổn thương cao hơn nhóm chính quyền. Có 37 địa bàn cấp xã có chỉ số SVI ở mức cao, cần được quan tâm.

Theo TS Nguyễn Việt Cường, nhờ xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về chỉ số tổn thương dựa trên nền tảng WebGIS, thiết kế các mô đun phần mềm quản lý chỉ số SVI, thiết kế các phần mềm trên nền tảng công nghệ ArcGIS server và tích hợp trên WebGIS đã hình thành website chia sẻ thông tin về chỉ số SVI cho cộng đồng và phân quyền truy cập cho các nhà quản lý để quản trị, cập nhật cơ sở dữ liệu.

PGS.TS Lưu Thế Anh, Viện trưởng Viện TN&MT, nhận định: Việc phân tách chỉ số SVI thành 2 nhóm chính quyền và cộng đồng là ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, nhờ đó việc đánh giá vấn đề tổn thương có chiều sâu hơn. Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để các cơ quan quản lý phân bổ nguồn lực đầu tư hiệu quả nhất cho công tác ứng phó với lũ lụt.

KHÁNH LINH

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật chất lượng nước sinh hoạt  (10/6/2020)  
Trải nghiệm “thám hiểm vũ trụ”  (10/6/2020)  
Chỉnh trang cáp viễn thông, truyền hình tại 25 tuyến đường  (9/6/2020)  
Công nghệ đột phá giúp làm sạch nguồn nước trên toàn cầu  (9/6/2020)  
Giới thiệu 3 công trình cho Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020  (6/6/2020)  
Nghiệm thu đề tài khoa học về đánh giá chỉ số tổn thương xã hội do ngập lụt  (6/6/2020)  
Khai mạc Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc  (6/6/2020)  
Phát hiện loài cây mới thuộc họ Cúc có khả năng giữ nước  (6/6/2020)  
Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử  (5/6/2020)  
Ghi nhật ký khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử: Bước tiến mới đến nghề cá hiện đại  (5/6/2020)  
MerryLand Quy Nhơn là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển bởi tập đoàn Hưng Thịnh tại phía Nam bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn, Bình Định
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Quảng cáo Báo Bình Định
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Trường Đại học Quang Trung
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang