• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Con người mang sẵn gen có thể giúp hồi phục mắt hỏng

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tương tự như cá hay bò sát, con người cũng có khả năng tự tái tạo những cơ quan cảm giác bị hư hại như mắt.

Theo kênh truyền hình RT, trong quá trình tiến hóa, bộ gen có thể giúp hồi sinh các bộ phận cơ thể con người đã bị “tắt đi”.

Những chấn thương về mắt, cụ thể hơn là tổn thương võng mạc, là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù mắt trên thế giới. Ảnh: Getty Images

Những chấn thương ở mắt, cụ thể hơn là tổn thương võng mạc, là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù mắt trên thế giới.

Do cấu trúc và cơ chế hoạt động của cơ quan cảm giác như mắt rất phức tạp, với một loạt các tế bào hình nón và que tiếp nhận và truyền tải dữ liệu ánh sáng lên hệ thần kinh trung ương, giới y khoa không thể tái tạo mô võng mạc theo cách giống như những gì làm với các mô bị tổn thương khác ở da hoặc xương.

Tuy nhiên, những loài động vật như cá sọc vằn có thể tái tạo mô cơ quan thị giác. Đáng ngạc nhiên là 70% gen người tương tự bộ gen của loại cá trên, bao gồm cả gen có khả năng tái tạo mô thị giác.

Theo nhà khoa học chuyên về thần kinh Seth Blackshaw làm việc tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), khả năng này có sẵn trong cơ thể nhiều loài động vật gồm cả con người. Song trong quá trình biến hóa, khả năng đó đã bị tiêu biến.

Chuyên gia Blackshaw giải thích: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tiềm năng tái sinh là có ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con người, nhưng một số áp lực tiến hóa đã khiến khả năng đó tiêu biến”.

Khi hình thành một sinh linh trong bụng người mẹ, võng mạc hình thành như một phần mở rộng của bộ não phát triển ở bên ngoài cơ thể. Trong võng mạc, các tế bào thần kinh đệm Müller hoạt động như một lớp màng bảo vệ mắt, làm sạch các chất dẫn truyền thần kinh và các mảnh vụn khác nhau trong mắt, đồng thời kích hoạt phản ứng miễn dịch khi cần thiết.

Ở một số loài động vật, chẳng hạn như cá và bò sát, các tế bào Müller này cũng tái tạo các tế bào thần kinh truyền tín hiệu ánh sáng đã nhận từ mắt đến não để xử lý.

Nhà nghiên cứu Thanh Hoang cùng các đồng nghiệp đến từ Đại học Johns Hopkins đã kiểm tra các gen được tìm thấy trong tế bào ở cá sọc vằn, gà con và chuột, cũng như theo dõi cách chúng phản ứng với tổn thương võng mạc ở ba loài.

Các gen này sau đó đã kích hoạt phản ứng miễn dịch để phong tỏa các mô bị tổn thương và ngăn chặn sự lây nhiễm.

Tuy nhiên, trong các tế bào động vật có vú như chuột, một mạng lưới trong cơ thể đã ngăn chặn các gen kích hoạt trước khi chúng có thể bắt đầu biến đổi thành các tế bào tái sinh như ở các loài động vật không vú khác.

Bằng cách tìm hiểu cơ chế cơ bản chi phối các tế bào, các nhà nghiên cứu có thể kích thích các tế bào bắt đầu tái tạo tế bào thần kinh võng mạc ở chuột trưởng thành sau khi chúng gặp chấn thương ở mắt.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng việc mất khả năng tái sinh này có thể là một sự đánh đổi trong quá trình tiến hóa.

“Chúng tôi biết rằng một số loại virus, vi khuẩn và thậm chí cả ký sinh trùng có thể tác động đến não. Điều này sẽ là một thảm họa nếu các tế bào não bị nhiễm trùng phát triển và lây lan qua hệ thần kinh”, chuyên gia Blackshaw lý giải.

Mặc dù công trình của các nhà khoa học đại học Johns Hopkins vẫn cần phải nghiên cứu thêm và mục tiêu con người có thể tái tạo các cơ quan cảm giác bị tổn thương như mắt vẫn còn rất xa mới đạt được song nó cũng mở ra cơ hội tiềm năng cho người mù trên toàn thế giới.

Theo BẢO HÀ (Báo Tin Tức)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Đà Nẵng khởi công Khu công viên phần mềm số 2  (10/10/2020)  
Ra mắt nền tảng quản lý trường học Misa  (9/10/2020)  
Ghi nhận lỗ thủng tầng ozone lớn nhất ở Nam Cực  (8/10/2020)  
Techfest 2020: Thích ứng, chuyển đổi và bứt phá  (8/10/2020)  
Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo: Còn nhiều việc phải làm  (8/10/2020)  
Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4  (8/10/2020)  
Nobel Vật lý 2020 tôn vinh các nghiên cứu về hố đen  (7/10/2020)  
Lập tổng đài nhận phán ảnh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác  (7/10/2020)  
Tổng thống Putin tin tưởng Nga sẽ có vắcxin ngừa Covid-19 thứ 3  (7/10/2020)  
24 hành tinh có thể phù hợp với sự sống hơn Trái Đất  (6/10/2020)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn