• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Chiến dịch bóc gỡ mã độc đạt kết quả ấn tượng

Từ ngày 18.9 đến nay, số lượng địa chỉ IP của các máy tính nằm trong các mạng máy tính nhiễm virus (IP Botnet) đã giảm mạnh (từ hơn 2 triệu địa chỉ IP xuống còn trên 1,3 triệu).

Ngày 12.10, Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thông báo về kết quả triển khai chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”.

Theo đó, từ ngày 18.9 đến nay, số lượng địa chỉ IP của các máy tính nằm trong các mạng máy tính nhiễm virus (IP Botnet) đã giảm mạnh (từ hơn 2 triệu địa chỉ IP xuống còn trên 1,3 triệu). Trong số trên 900.000 lượt máy tính tham gia rà quét mã độc, có trên 300.000 máy (chiếm tới 1/3) máy tính bị lây nhiễm mã độc đã được các đơn vị tham gia chiến dịch phát hiện và hỗ trợ bóc gỡ.

Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” được Bộ Thông tin và Truyền thông giao NCSC chủ trì, phối hợp cùng các các doanh nghiệp trong và ngoài nước (các tập đoàn VNPT, Viettel, BKAV, FPT, CMC, Hanoi Telecom...). Đây là chiến dịch quy mô lớn, được triển khai trên diện rộng, hướng tới việc bảo đảm an toàn, lợi ích của cộng đồng, doanh nghiệp, cá nhân và gia đình có thiết bị kết nối internet trên môi trường mạng.

Mục tiêu của chiến dịch là giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% số lượng địa chỉ IP của hệ thống máy tính của Việt Nam nằm trong 10 mạng máy tính nhiễm virus (còn gọi là mạng ma, mạng botnet) phổ biến nhất toàn cầu. Các đơn vị thực hiện chiến dịch quyết tâm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách tốp đầu về tỷ lệ lây nhiễm mã độc trong báo cáo của các hãng bảo mật, công nghệ thông tin lớn trên thế giới.

Sau 3 tuần triển khai, đã có hơn 5 triệu lượt tiếp cận chiến dịch qua nhiều kênh thông tin trên mạng internet, các website, mạng xã hội... Nhiều cá nhân, tổ chức đã tham gia truy cập, rà soát, bóc gỡ miễn phí cho hàng nghìn máy tính của doanh nghiệp, cá nhân bị nhiễm virus, mã độc. Số lượt đơn vị, cá nhân liên hệ phản hồi qua các kênh thông tin về chiến dịch đạt khoảng 17.000 lượt.

Theo nghiên cứu của một số hãng bảo mật uy tín đã khảo sát trên phạm vi toàn cầu, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam thời gian gần đây mặc dù có giảm song vẫn ở mức cao so với các nước trên thế giới.

Số liệu thống kê thực tế tại thời điểm trung tuần tháng 9.2020 cho thấy, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ máy tính đang theo giao thức internet thế hệ 4 (gọi tắt là IPv4), trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế; hơn 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng máy tính bị nhiễm virus lớn nhất toàn khu vực và quốc tế.

Theo BT (Chinhphu.vn)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Nghiên cứu mới về virus SARS-CoV-2  (13/10/2020)  
Thuốc điều trị Covid-19 của Hong Kong và Hàn Quốc cho kết quả hứa hẹn  (12/10/2020)  
Nhật Bản: BOJ thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số vào tài khóa 2021  (12/10/2020)  
Con người mang sẵn gen có thể giúp hồi phục mắt hỏng  (10/10/2020)  
Đà Nẵng khởi công Khu công viên phần mềm số 2  (10/10/2020)  
Ra mắt nền tảng quản lý trường học Misa  (9/10/2020)  
Ghi nhận lỗ thủng tầng ozone lớn nhất ở Nam Cực  (8/10/2020)  
Techfest 2020: Thích ứng, chuyển đổi và bứt phá  (8/10/2020)  
Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo: Còn nhiều việc phải làm  (8/10/2020)  
Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4  (8/10/2020)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
MerryLand Quy Nhơn là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển bởi tập đoàn Hưng Thịnh tại phía Nam bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn, Bình Định
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang