• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Chủ động hơn trong lựa chọn sách giáo khoa

Chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ngành GD&ÐT tỉnh đang phối hợp một số trường đại học bồi dưỡng giáo viên. Giáo viên được tiếp cận, tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6.

 

Nếu được tiếp xúc sớm với sách giáo khoa, giáo viên sẽ hạn chế được bỡ ngỡ khi giảng dạy

Giáo viên tiếp cận sớm, góp ý sách giáo khoa

Để bảo đảm chất lượng sách giáo khoa (SGK) biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đối với lớp 2 và lớp 6 sẽ triển khai năm học 2021 - 2022, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Sở GD&ĐT các tỉnh, thành tổ chức cho giáo viên tham gia góp ý các bản mẫu SGK mới. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, trường học tổ chức góp ý các bản mẫu SGK.

 

“Chúng tôi đã chuyển toàn bộ góp ý các bản mẫu SGK lớp 2 và lớp 6 của giáo viên cho Bộ GD&ÐT. Lẽ ra, các nhà xuất bản nên xây dựng chương trình chọn lọc thật kỹ để ra sách rồi giáo viên mới bắt đầu thử nghiệm, góp ý thì thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc tham gia góp ý bản mẫu sách SGK giúp khắc phục được những bất cập khi ra sách, tránh trường hợp như bộ SGK lớp 1 ra trước đó”.

Ông PHAN THANH LIÊM, Phó Giám đốc Sở GD&ÐT

Theo đó, có 3 đợt góp ý cho các bản mẫu SGK. Đợt 1, hiệu trưởng cung cấp thông tin về tài khoản cho giáo viên được cử chọn tham gia góp ý để đăng nhập website và góp ý các bản mẫu SGK dưới định dạng PDF. Đợt 2, hiệu trưởng các trường nhận tài khoản và hướng dẫn toàn bộ giáo viên được phân công dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021 - 2022 vào website các nhà xuất bản để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK đã được hoàn thiện sau góp ý đợt 1. Đồng thời, nhà trường đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu SGK vào sinh hoạt chuyên môn để tìm hiểu đề xuất chọn SGK. Sau đó, giáo viên tiếp tục xem bản mẫu SGK được sửa chữa lần nữa trước khi sách được phát hành.

Theo nhiều giáo viên, việc tiếp cận sách SGK sớm và được tham gia vào quá trình chỉnh sửa sách không chỉ tránh bỡ ngỡ khi giảng dạy, mà còn hạn chế được tiêu cực như SGK lớp 1 vừa rồi. Giáo viên cũng có thời gian nghiên cứu sách kỹ hơn.

Cô Nguyễn Thị Nhân Thanh, giáo viên góp ý môn học Hoạt động trải nghiệm của Trường THCS Ân Hảo Tây (huyện Hoài Ân), chia sẻ: Chúng tôi tham gia góp ý 2 bộ sách là Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. Tôi đồng tình với nội dung môn học Hoạt động trải nghiệm của bộ Chân trời sáng tạo, vì tổ chức theo hướng mở giúp nhà trường linh hoạt hơn theo điều kiện, tình hình thực tế của trường, địa phương. Với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi cho rằng nội dung hơi nặng, nhất là đối với vùng khó khăn; môn học đòi hỏi tổ chức quá nhiều diễn đàn mà học sinh lớp 6 ở những địa bàn này thì không đủ điều kiện.

Ông Bùi Xuân Ngọc, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, chúng tôi đã chỉ đạo các trường, giáo viên nòng cốt tổ chức góp ý bản mẫu SGK. Việc tiếp cận sách sớm và được tham gia góp ý giúp giáo viên chủ động hơn trong chọn lựa sách, nắm kỹ nội dung sách trước khi giảng dạy chính thức.

Giáo viên tham gia các đợt tập huấn của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế).

Tập huấn kỹ, giáo viên cũng phải chủ động hơn

Từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD&ĐT phối hợp Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tập huấn 9 modul bồi dưỡng chương trình dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2021. Đồng thời, phối hợp Trường ĐH Quy Nhơn tập huấn giáo viên cấp THCS để chuẩn bị cho năm học 2021 - 2022 triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 6.

Theo đó, 9 modul của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tập huấn, gồm: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học; xây dựng văn hóa nhà trường; thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ dạy theo hướng tích hợp liên môn, do vậy giáo viên cũng chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Trường ĐH Quy Nhơn tập trung bồi dưỡng liên môn cho các giáo viên THCS. PGS.TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng khoa Sư phạm, cho hay: Chương trình mới dạy liên môn nên chúng tôi tập trung bồi dưỡng liên môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Ví dụ, chuyên môn của các thầy cô là Vật lý thì bây giờ môn Khoa học tự nhiên là Lý, Hóa, Sinh; như vậy sẽ bồi dưỡng cho thầy cô kiến thức về Hóa, Sinh dựa trên khung chương trình giáo dục phổ thông mới. Đợt bồi dưỡng thứ nhất đã hoàn thành cuối tháng 12.2020, đợt 2 sẽ bắt đầu từ ngày 9.1.2021.

Ông Nguyễn Ngọc Huân, Hiệu trưởng Trường THCS số 1 Phước Sơn (huyện Tuy Phước), chia sẻ: Để thực hiện chương trình, giáo viên phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài các đợt tập huấn, bồi dưỡng, tự mỗi giáo viên phải chủ động tự học tự nghiên cứu thì mới được.

ĐỖ THẢO

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Anh Nam vượt lên nghịch cảnh  (6/1/2021)  
Quả không chỉ là quả  (6/1/2021)  
Một người thầy thiết tha, tận tụy với nghề  (6/1/2021)  
13 trường THPT được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất  (6/1/2021)  
Tin vắn ngày 5.1  (6/1/2021)  
Việt Nam sẽ có Đại học Quản lý thị trường  (3/1/2021)  
Mẹ và con cùng đến giảng đường  (1/1/2021)  
Cầu nối đưa học sinh Bình Ðịnh đến Nhật  (1/1/2021)  
Trường CÐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn: Nỗ lực đáng ghi nhận  (1/1/2021)  
Đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập học sinh các lớp cuối cấp  (31/12/2020)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn