• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Ông Công, ông Táo là ai?

Ông Công, ông Táo là những nhân vật từ lâu đã quen thuộc trong tâm thức văn hóa người Việt. Tên gọi Công, Táo của các “ông” là do nói tắt từ danh xưng Táo Quân, Táo Công.

Nhiều nhân vật trong thần thoại được gọi tên theo “nghề nghiệp” của họ. Chẳng hạn, Ngưu Lang là “chàng trai chăn trâu” (ngưu: trâu; lang: chàng trai), Chức Nữ là “người con gái dệt vải” (chức: dệt vải), Thiên Lôi là “sấm trời” (thiên: trời; lôi: sấm). Táo Quân, Táo Công cũng vậy. Táo nghĩa là “cái bếp”. Táo Quân là “vua bếp” (quân: vua), Táo Công là “ông bếp” (công: ông).

Theo Đạo giáo, Táo Quân có nguồn gốc từ ba ông thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Còn trong tín ngưỡng dân gian người Việt, ông Táo lại gồm hai ông và một bà. Câu ca “Thế gian một vợ một chồng/ Không như vua bếp hai ông một bà” chính là nhắc đến sự tích ông Táo.

Chuyện rằng, vợ chồng Trọng Cao, Thị Nhi cưới nhau đã lâu mà không con nên sinh ra buồn phiền, cãi cọ. Giận chồng đánh đập, Thị Nhi bỏ đi rồi làm vợ Phạm Lang. Từ đó, Trọng Cao ngày một sa sút, cuối cùng phải đi ăn xin. Một hôm, Trọng Cao đến xin đúng nhà Thị Nhi. Nhận ra chồng cũ, Thị Nhi đón vào nhà. Bất ngờ, Phạm Lang đi làm về. Sợ tiếng gian, Thị Nhi đành bảo chồng cũ trốn vào đống rơm. Trong lúc chờ cơm, Phạm Lang ra vườn đốt rơm lấy tro bón ruộng. Trọng Cao vừa muốn chuộc lỗi vừa muốn tránh tiếng xấu cho vợ nên cam lòng chịu chết. Thị Nhi giật mình chạy ra, thấy chồng cũ sắp chết mà vẫn im lặng; hiểu lòng Trọng Cao, lại ân hận vì vô tình giết chồng cũ, Thị Nhi lao vào lửa. Chứng kiến cảnh ấy, Phạm Lang hiểu ra sự tình, vừa hối hận vừa thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo. Cảm động trước tình nghĩa của ba người, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba ông đầu rau trong bếp, phong làm “Định phúc Táo quân”.

Ông Công, ông Táo còn được gọi là “ông đầu rau”. Đầu rau chính là “khối đất nặn hình khum khum, gồm ba hòn đặt chụm đầu vào nhau để bắc nồi lên đun”. Trước đây, “ba ông đầu rau” có thể là ba hòn đá, ba viên gạch hay ba chân kiềng. Cũng như ông bình vôi, ông đầu rau giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh người Việt.  

Th.S PHẠM TUẤN VŨ 

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Trao học bổng và quà cho sinh viên, người dân khó khăn  (3/2/2021)  
Thực hiện đề án ngoại ngữ 2020: “Hiện tượng” Hoài Nhơn  (3/2/2021)  
Căn cứ vào tình hình dịch Covid-19, điều chỉnh kế hoạch dạy học trước và sau Tết  (2/2/2021)  
Học sinh, học viên trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 3.2 để phòng dịch Covid-19  (2/2/2021)  
Hàng loạt địa phương cho học sinh nghỉ Tết sớm phòng, chống dịch Covid-19  (31/1/2021)  
Trường CÐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn: Ðổi mới công tác tổ chức kỳ thi Kỹ năng nghề  (30/1/2021)  
Các trường chủ động triển khai dạy học trực tuyến  (30/1/2021)  
Trao học bổng “Xổ số kiến thiết Bình Định” cho học sinh trường chuyên  (29/1/2021)  
Giao trứng cho ai?  (27/1/2021)  
9 thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Sở GD&ĐT  (27/1/2021)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
Tuyển dụng FLC Quy Nhơn
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn