Chuyện cộng đồng người Bình Định ở Long Khánh
16:4', 5/10/ 2003 (GMT+7)

Một buổi họp Hội đồng hương Bình Định tại Long Khánh

Trong số những người miền Trung vào Nam lập nghiệp từ cách đây nửa thế kỷ, có không ít người Bình Định. Tuy cộng đồng người Bình Định tại Long Khánh (Đồng Nai) còn khá "non trẻ" nhưng những người Bình Định đầu tiên vào Nam lập nghiệp đó cũng đã sát cánh với những cộng đồng dân cư khác như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế… trong việc làm cũng như trong công cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày đó, những người Bình Định như ông Sáu Phương (còn gọi là Cai Ba), Tư Tường, Năm Tiên, Năm Kham, ông Phó, ông Cai Mưu… đã tham gia hoạt động cách mạng rất tích cực. Bằng nhiều hình thức vận động phong phú, như kể chuyện Tam Quốc Chí, Đông Châu Liệt Quốc, dạy võ thuật…, họ đã khơi dậy lòng yêu nước và hướng dẫn công nhân cạo mủ cao su (đồn điền cao su Hàng Gòn, Xà Bang, Suối Tre, An Lộc) đi theo tiếng gọi của cách mạng. Đến nay, các ông người còn người mất. Những người còn sống cũng đã quá 80 tuổi.

Tiếp bước theo con đường của các thế hệ cha anh đi trước, những người gốc Bình Định hiện ở Long Khánh sống quây quần đùm bọc nhau theo từng nhóm quan hệ làng xã, bà con. Năm 1995, những người Bình Định lớn tuổi trong huyện Long Khánh như các ông: Ba Lãng (Đoàn Lãng), Bảy Lương (Hà Xuân Lương), Sáu Vân (Nguyễn Long Vân), Hà Thành Liên… với sự giúp đỡ về tinh thần của ông Trịnh Yến (Biên Hòa, Đồng Nai), ông Nguyễn Thám (TP Hồ Chí Minh), đã đứng ra vận động thành lập Hội đồng hương Bình Định - Tây Sơn nhằm tăng cường sự đoàn kết, tương thân tương trợ giúp đỡ nhau khi khó khăn, thăm hỏi khi đau ốm.

Từ khi thành lập Hội đồng hương, hàng năm Hội đều tổ chức lễ Kỷ niệm chiến thắng Đống Đa vào ngày mồng 5 tháng giêng âm lịch. Để tạo không khí ấm cúng, gợi nhớ về quê hương cho từng vùng có người Bình Định sinh sống, Hội đã tổ chức lễ Kỷ niệm chiến thắng Đống Đa "luân phiên". Năm 1997 tổ chức tại Long Khánh, năm 1999 tổ chức tại Xuân Tân, năm 2000 tổ chức tại Hàng Gòn, năm 2001 tổ chức tại Bảo Bình, năm 2002 tổ chức tại Xuân Tân, và năm 2003 này đến lượt thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc đăng cai tổ chức. Bên cạnh đó, ngoài ngày lễ truyền thống mồng 5 tháng Giêng, Ban liên lạc đồng hương thị trấn Xuân Lộc (huyện Long Khánh) còn tổ chức Lễ giỗ Vua Quang Trung vào ngày 29 tháng 7 hàng năm.

Đáng mừng là các thế hệ trẻ người Bình Định ở đây học hành rất thành đạt. Có em đã đậu thủ khoa Đại học, có em tốt nghiệp Đại học loại giỏi. Đạt được thành quả này là nhờ vào truyền thống hiếu học của người Bình Định cùng sự quan tâm đúng mực của gia đình Ban Khuyến học của Hội đồng hương.

Đã bao năm qua chung sống hài hòa với cộng đồng dân cư địa phương và giao lưu gần gũi, nhưng bản sắc của người Bình Định được mọi người cùng nhau gìn giữ, cùng nhắc nhau giữ vững truyền thống của quê hương "áo vải cờ đào", của vùng đất được mệnh danh là "đất võ" để giáo dục và lưu truyền cho các thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên, dù thường xuyên tổ chức gặp mặt, thường xuyên tổ chức những lễ hội truyền thống của quê hương nhưng người Bình Định ở đây vẫn cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó của quê nhà, vẫn cảm thấy thấm thía hai chữ "ly hương" (dù ở đâu trên đất nước Việt Nam mình cũng là quê hương). Cái thiếu đó chính là sợi dây liên lạc của quê hương với những người con xa xứ. Do vậy, niềm mong muốn nhất hiện nay của bà con Bình Định ở Long Khánh nói riêng và các nơi khác nói chung, là làm sao giữa quê nhà và người xa quê không còn khoảng cách về mặt địa lý, không gian, để họ có thể đóng góp chút gì đó cho quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người con Bình Định.

. Nguyễn Văn Thọ

(Hội đồng hương Bình Định tại Long Khánh, Đồng Nai)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Một cách "hút" hội viên của Hội phụ nữ xã An Vinh   (03/10/2003)
Hội Khuyến học Phù Mỹ với những cách làm mới   (02/10/2003)
Đời gánh   (01/10/2003)
Tuổi cao chí càng cao   (30/09/2003)
Hội viên trẻ nghĩ về Hội của mình   (29/09/2003)
Sẽ có trường Đại học Quy Nhơn đào tạo đa ngành   (29/09/2003)
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh: Nỗ lực vượt khó vươn lên   (28/09/2003)
Trường chuyên Lê Quý Đôn: Vườn ươm của những tài năng   (26/09/2003)
Sức sống của "thời trang sida"   (26/09/2003)
Những khát vọng vượt qua số phận   (25/09/2003)
Vẫn cần sự "tiếp sức" của Nhà nước   (24/09/2003)
Ghi nhận qua Hội thi Giảng viên lý luận chính trị   (23/09/2003)
Những người lang thang hồi hương sống ra sao?   (22/09/2003)
Làm gì để quản lý tốt dịch vụ Internet công cộng?   (21/09/2003)
Nông dân sắm nhiều xe máy: Niềm vui và nỗi lo   (19/09/2003)