Vì sao ngư dân Huỳnh Giản phá rừng?
16:36', 7/10/ 2003 (GMT+7)

Gỗ dương bị chặt hạ tại nhà một hộ dân

Thôn Huỳnh Giản, xã Phước Hòa (Tuy Phước) có 510 hộ với 2.450 nhân khẩu, sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước 256 ha và chỉ có 30 ha đất trồng lúa. Từ năm 2000 trở về trước nhờ liên tiếp trúng mùa tôm, có hộ thu nhập từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng/năm, kinh tế Huỳnh Giản lúc bấy giờ phát triển vào bậc nhất của xã, nhà mái bằng, nhà mái ngói thi nhau mọc san sát, đường làng đông vui, xập xình tiếng nhạc, tiếng xe máy đi lại. Thế mà... cái giàu nhờ tôm bây giờ chỉ là mơ ước. Ba năm liên tiếp bị dịch tôm (2001-2003) đẩy các hộ ngư dân Huỳnh Giản lâm vào cảnh khốn khó. Cả trăm hộ dân sống sung túc nay tụt xuống hạng "chạy gạo ăn từng bữa". Tài sản có giá trị như xe máy, đất đai, có cả nhà ở đều, theo tôm mà ra đi, nợ các tổ chức tín dụng, ngân hàng lên đến gần 20 tỉ đồng.

* Ngư dân trở thành tiều phu đi phá rừng

Rừng dương phòng hộ chắn cát ven biển chạy dài từ xã Cát Tiến - Cát Chánh (Phù Cát) đến xã Phước Hòa (Tuy Phước) rộng trên 400 ha. Đây là rừng trồng sau giải phóng theo chương trình PAM và chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ; có số đã giao khoán, có số chưa giao khoán cho nhân dân quản lý bảo vệ. Rừng phòng hộ nóng lên kể từ khi ngư dân liên tiếp thất bại trong nuôi tôm. Hàng ngày có đến vài chục người vác rựa kéo nhau vào rừng chặt cây dương về làm củi để bán, còn gốc đốt than đem tiêu thụ khắp nơi. Ông Đỗ Minh Thanh, ở Huỳnh Giản, có rừng trồng theo chương trình PAM cho biết: "Hồ tôm mất 3 năm liền. Còn bà Phan Thị Ngót, ở xóm Huỳnh Sa thú nhận: "Tôi có vào rừng chặt phá nhiều lần, thấy "nẫu" (người ta) làm được tôi cũng làm theo, có đốt 3 hầm than.

Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, có 30 hộ ở Huỳnh Giản tham gia phá rừng dương vì phát hiện trong nhà có củi, ngoài vườn có hầm đốt than. Ông Phan Văn Hải, cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Phước Hòa, cho hay: Hạt Kiểm lâm Tuy Phước - Quy Nhơn vừa phối hợp chính quyền xã Phước Hòa thành lập đoàn kiểm tra truy quét 1 tuần, từ ngày 15 đến 21-9. Tổ công tác vừa tuyên truyền Luật Bảo vệ phát triển rừng, Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 77-17/CP xử phạt hành chính lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng. Tổ công tác vừa lập biên bản 3 đương sự vận chuyển tiêu thụ lâm sản trái phép và đang xử lý hành chính, và mời các hộ dân có dấu hiệu phá rừng đến UBND xã làm cam kết không phá rừng, có 30 hộ làm cam kết. Hướng tới, Hạt kiểm lâm Tuy Phước - Quy Nhơn tiếp tục tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng và đề nghị Lâm trường Quy Nhơn sớm giao khoán cho nhân dân Huỳnh Giản có trách nhiệm bảo vệ rừng tốt hơn. 50 ha rừng ở Huỳnh Giản do Lâm trường Quy Nhơn quản lý chưa khoán cho nhân dân bảo vệ, nên không ai có trách nhiệm.

* Giải pháp lâu dài để chấm dứt phá rừng

Theo chúng tôi, để chấm dứt phá rừng phòng hộ ở Huỳnh Giản, ngoài công tác tuyên truyền giáo dục, tăng cường lực lượng kiểm tra bảo vệ, giao khoán quản lý rừng cho nhân dân, các ngành chức năng cần khẩn trương cứu lấy vùng nuôi tôm; đồng thời chuyển nhanh diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm. Quy hoạch lại toàn bộ hệ thống kênh cấp cũng như tiêu thoát vùng nuôi tôm rộng 256 ha, làm hệ thống kênh cung cấp nước ngọt vì liên tục 3 năm qua bị dịch tôm nên môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm nặng. Để làm được những việc này rất cần sự đầu tư của Nhà nước.

Vực dậy vùng nuôi tôm Huỳnh Giản chắc chắn sẽ tránh được nạn phá rừng phòng hộ ven biển.

. Xuân Thức

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nghề giữ trẻ   (06/10/2003)
"Một cửa": Người dân sẽ thuận lợi hơn   (06/10/2003)
Vì sao mô hình "Trung tâm học tập cộng đồng" ở Bình Định chậm triển khai thực hiện?   (05/10/2003)
Chuyện cộng đồng người Bình Định ở Long Khánh   (05/10/2003)
Một cách "hút" hội viên của Hội phụ nữ xã An Vinh   (03/10/2003)
Hội Khuyến học Phù Mỹ với những cách làm mới   (02/10/2003)
Đời gánh   (01/10/2003)
Tuổi cao chí càng cao   (30/09/2003)
Hội viên trẻ nghĩ về Hội của mình   (29/09/2003)
Sẽ có trường Đại học Quy Nhơn đào tạo đa ngành   (29/09/2003)
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh: Nỗ lực vượt khó vươn lên   (28/09/2003)
Trường chuyên Lê Quý Đôn: Vườn ươm của những tài năng   (26/09/2003)
Sức sống của "thời trang sida"   (26/09/2003)
Những khát vọng vượt qua số phận   (25/09/2003)
Vẫn cần sự "tiếp sức" của Nhà nước   (24/09/2003)