Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16-10-1948 – 16-10-2003); ông Trần Minh Sang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định:
Càng tự hào với truyền thống tốt đẹp, càng phải nghiêm túc với những thiếu sót
16:38', 9/10/ 2003 (GMT+7)

PV: - Thưa ông, kỷ niệm 55 năm thành lập ngành Kiểm tra Đảng, chúng ta có thể nói gì về truyền thống của ngành?

Hội thảo góp ý xây dựng kỷ yếu 30 năm tổ chức và hoạt động của UBKT Tỉnh ủy

- Ông TRẦN MINH SANG: Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Kiểm tra Đảng nói chung và ngành Kiểm tra Đảng ở Bình Định nói riêng đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện và có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Có thể nói, trong mọi thời kỳ cách mạng, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, lấy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng làm mục đích phục vụ; căn cứ Điều lệ Đảng, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng làm cơ sở để xem xét, kết luận việc chấp hành của tổ chức đảng và đảng viên. Trong công tác kiểm tra và xét xử kỷ luật, ngành luôn luôn tôn trọng và dựa vào tổ chức đảng, phát huy tính tự giác của đảng viên, ý thức xây dựng Đảng của nhân dân và coi trọng bằng chứng xác thực; luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan, công tâm; vừa kiên trì giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai. Trong quan hệ nội bộ, luôn chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ làm việc tập thể, đoàn kết tôn trọng trong nội bộ cơ quan và giữa cơ quan kiểm tra cấp trên với cấp dưới; có quan hệ phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, có ý thức tổ chức kỷ luật và lối sống liêm khiết, lành mạnh.

- Liệu có còn những tồn tại, vướng mắc nào trong ngành Kiểm tra Đảng?

+ Càng tự hào với truyền thống tốt đẹp của ngành Kiểm tra, chúng ta càng phải nhìn nhận một cách khách quan, nghiêm túc về những thiếu sót của cơ quan kiểm tra và đội ngũ làm công tác kiểm tra của Đảng. Đó là sự thụ động, lúng túng trước những biến đổi phức tạp trong công cuộc đổi mới của Đảng; chưa tìm được nhiều hình thức đổi mới thích hợp về phương pháp công tác kiểm tra để có hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, khắc phục tình trạng mất đoàn kết nội bộ, thiếu tự giác, tự phê bình của các tổ chức đảng và đảng viên. Ngoài ra còn có biểu hiện quan liêu, hành chính trong công tác kiểm tra; một số ủy ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra thiếu bản lĩnh, thiếu nhiệt tình trong công việc; tính "kiêu ngạo kiểm tra" đã xuất hiện ở một số cán bộ kiểm tra làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra. Đó là những tồn tại cần sớm khắc phục.

- Thưa ông, có thể rút ra những kinh nghiệm gì qua thực tế hoạt động kiểm tra đảng?

+ Qua hoạt động ngành Kiểm tra Đảng có thể tạo ra những kinh nghiệm quí báu, đó là:

Một, phải thường xuyên nắm vững quan điểm: kiểm tra là một chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây xựng Đảng để thực hiện đúng chức năng và phạm vi trách nhiệm của mình.

Hai, công tác kiểm tra của Đảng cũng như của Ủy ban kiểm tra các cấp phải luôn luôn xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, và công tác xây dựng Đảng, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ và công tác xây dựng Đảng của từng thời kỳ cách mạng.

Ba, cán bộ ngành Kiểm tra Đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp tuyệt đối trung thành với Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; vừa làm tròn nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, vừa là cơ quan tham mưu giúp cấp ủy thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Bốn, phải nắm vững phương châm, phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra; dựa vào tổ chức đảng, phát huy tính tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng nhân dân; làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, phối hợp với các Ban, Ngành có liên quan trên cơ sở giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao đấu tranh tự phê bình và phê bình, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Năm, luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra có đủ phẩm chất và năng lực, ngày càng trưởng thành và phát triển, đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra và các nhiệm vụ chính trị của Đảng, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch và vững mạnh.

- Xin cảm ơn ông.

. Ngọc Minh (thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Quá tải tại các bệnh viện - bài toán chưa có lời giải   (08/10/2003)
Vì sao ngư dân Huỳnh Giản phá rừng?   (07/10/2003)
Nghề giữ trẻ   (06/10/2003)
"Một cửa": Người dân sẽ thuận lợi hơn   (06/10/2003)
Vì sao mô hình "Trung tâm học tập cộng đồng" ở Bình Định chậm triển khai thực hiện?   (05/10/2003)
Chuyện cộng đồng người Bình Định ở Long Khánh   (05/10/2003)
Một cách "hút" hội viên của Hội phụ nữ xã An Vinh   (03/10/2003)
Hội Khuyến học Phù Mỹ với những cách làm mới   (02/10/2003)
Đời gánh   (01/10/2003)
Tuổi cao chí càng cao   (30/09/2003)
Hội viên trẻ nghĩ về Hội của mình   (29/09/2003)
Sẽ có trường Đại học Quy Nhơn đào tạo đa ngành   (29/09/2003)
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh: Nỗ lực vượt khó vươn lên   (28/09/2003)
Trường chuyên Lê Quý Đôn: Vườn ươm của những tài năng   (26/09/2003)
Sức sống của "thời trang sida"   (26/09/2003)