Nước sinh hoạt ở vùng cao An Lão: Niềm vui và nỗi lo
16:8', 3/12/ 2003 (GMT+7)

Nước sạch về làng (ảnh: Trang Xuân Chi)

Từ bao đời nay, người dân vùng cao An Lão phải dùng nước sông, suối để uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, hàng năm số người dân trên địa bàn huyện mắc bệnh da liễu, đường ruột, mắt... chiếm tỷ lệ khá cao. Từ năm 1996 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tài trợ về kinh phí của các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước, nhiều hệ thống nước sinh hoạt ở An Lão đã được xây dựng, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Khó diễn tả hết niềm vui của bà con dân bản khi lần đầu tiên nước sinh hoạt đưa về đến tận bản làng, thông qua hệ thống ống dẫn nước tự chảy và được xử lý bằng bể lọc trước khi đem về sử dụng. Hiện nay, huyện An Lão có 24.500 nhân khẩu, với 5.240 hộ sinh sống tại 54 thôn-làng, trong đó có 90% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt bằng hệ thống nước tự chảy qua bể lọc hay giếng khơi, chấm dứt thời kỳ người và gia súc cùng dùng chung một dòng nước.

Trò chuyện với chúng tôi, già làng Đinh Văn Tua, ở thôn 2 xã An Vinh, vui vẻ cho biết: "Bây giờ dân làng không phải đi xa hàng trăm mét để lấy nước, mà nước đã về làng rồi, trong sạch và mát lắm, bây giờ mình muốn lấy bao nhiêu nước cũng được...". Được biết, hiện nay tại mỗi bản làng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao An Lão đều có từ 2 đến 3 bể nước tự chảy. Ở những bản làng cách xa nguồn nước suối, huyện chủ trương cho đào giếng khơi thả bộng bê tông, bình quân 5-7 hộ dùng chung một giếng. Nhiều hộ mua ống nhựa dẫn nước từ bể lọc về tận nhà. Nhờ có nước sinh hoạt được xử lý hợp vệ sinh nên sức khỏe người dân vùng cao An Lão đã được nâng cao hơn trước. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về nước sinh hoạt ở vùng này.

Tuy nhiên, trong niềm vui nước sạch về làng, huyện vùng cao An Lão vẫn còn những nỗi lo: nhiều bể nước được đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhưng nhiều năm rồi vẫn không phát huy được hiệu quả do nguồn nước tự chảy bị cạn kiệt. Một số người dân thiếu ý thức bảo vệ nên thả gia súc giẫm bể đường ống. Một số bể nước sinh hoạt xây dựng chất lượng kém phải sửa chữa nhiều lần, gây lãng phí tiền của Nhà nước và nhân dân. Điều đáng lưu tâm nhất là không ai chịu trách nhiệm bảo quản các hệ thống nước sinh hoạt. Tại các bể chứa một số người tùy tiện mở van lấy nước xong không đóng van, cứ để mặc cho nước chảy. Mặt khác, do "cha chung không ai khóc", hàng ngày người dân đến bể nước để tắm rửa, giặt giũ rồi vứt mọi thứ rác rưởi quanh bể, thậm chí giết mổ gia súc, gia cầm ngay tại bể nước, gây ô nhiễm môi trường.

Huyện An Lão đã và đang đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", nên chăng trong xây dựng quy ước, hương ước tại mỗi thôn làng, cần đặc biệt chú trọng đưa các quy định về bảo quản và sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại mỗi cộng đồng dân cư để thật sự có những dòng nước mát trong lành và ngọt ngào.

HOÀNG NAM QUỐC

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hồ Chủ tịch với phiên họp đầu tiên của Chính phủ   (02/12/2003)
Nghị quyết HR.427 của Hạ viện Hoa Kỳ và tiếng nói của một cư sĩ   (01/12/2003)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con người   (30/11/2003)
"Bày thêm một Giáo hội nữa thì có khác gì chia rẽ cộng đồng Phật giáo Việt Nam"   (28/11/2003)
Kiếm sống dưới đáy biển  (26/11/2003)
Sau ngày giải phóng, Phật giáo ở Việt Nam mới thật sự thống nhất  (26/11/2003)
Đảng bộ Trường Đại học Quy Nhơn: Phát huy nội lực, xây dựng nhà trường tiên tiến, hiện đại   (25/11/2003)
Giáo hội Phật giáo gửi thư phản đối đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ   (25/11/2003)
Người giữ rừng tận tụy   (24/11/2003)
"Bà ngoại" thuê  (23/11/2003)
Những bước phát triển của Phật giáo Bình Định  (23/11/2003)
Bao giờ người lao động hết thiệt?   (21/11/2003)
Tâm sự của những nhà giáo về "Tôn sư trọng đạo"   (20/11/2003)
Một hiệu trưởng năng động   (19/11/2003)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân   (18/11/2003)