Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh với những quan điểm về nghệ thuật quân sự
15:10', 9/12/ 2003 (GMT+7)

Kế thừa kinh nghiệm của cha ông trong đấu tranh chống ngoại xâm, kế thừa các giá trị tư tưởng quân sự truyền thống ở phương Đông kết hợp với giá trị tư tưởng quân sự của thời đại, Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng quân sự lên trình độ nghệ thuật mới với các quan điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, giữ vững thế chủ động. Thông thường các cuộc đọ sức, bên nào chủ động, bên ấy đã giành được 50% phần thắng. Hồ Chí Minh cũng khẳng định "Giữ được chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ".

Thế nào là chủ động? Theo Hồ Chí Minh "giữ quyền chủ động là khôn khéo sử khiến quân thù, muốn đánh nó ở chỗ nào thì đưa nó đến đó mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy của mình có thể đưa được". Hay nói cách khác, chủ động tức là đẩy địch vào thể bị động đối phó với ta. Thế chủ động còn thể hiện ở chỗ chủ động tiến công và chủ động rút lui đúng nơi, đúng lúc nhằm bảo đảm chắc thắng và bảo toàn lực lượng. Hồ Chí Minh luôn đề cao tư tưởng "Tiến công, thoái thủ nhanh như chớp" và "Tiến công phòng ngự không sơ hở".

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng lực lượng với việc tạo thế, đoạt thời. Lực lượng tượng trưng cho sức mạnh, tạo nên thế của dân tộc. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng lực lượng. Lực lượng là yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi cuối cùng.

Tuy nhiên có lực lượng thôi chưa đủ. Cần phải sử dụng lực lượng ấy một cách khoa học để tạo ra thế. Thế là không gian và địa bàn hoạt động, là cách bố trí lực lượng, cách chọn hướng tiến công để phát huy được sức mạnh ở mức cao nhất, đem lại lợi ích nhiều nhất.

Thời là thời gian, thời điểm, thời cơ tấn công địch. Chọn thời điểm tấn công bất ngờ vào lúc địch không chuẩn bị, không đề phòng, không dự đoán trước - đó là cơ sở để giành thắng lợi một cách dễ dàng, ít đổ máu. Việc chớp thời cơ, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám là một ví dụ. Trong bài "Học đánh cờ", Hồ Chí Minh đã nhắc tới vai trò của "thời" như sau:

"Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời, một tốt cũng thành công".

Để có lực, có thế, có thời, để có thể kết hợp một cách chặt chẽ giữa lực, thế và thời thì phải có mưu. Mưu là mưu trí, mưu lược, mưu kế. Một đạo quân giỏi là đạo quân mà từ chỉ huy đến chiến sĩ đều biết dùng mưu.

Mưu theo Hồ Chí Minh là biết "dĩ nhu xử cương" (lấy mềm mỏng đối phó lại cứng mạnh).

Mưu còn thể hiện qua việc biết tạo ra yếu tố bất ngờ, biết cách đánh lừa địch.

Thứ ba, có một cách đánh linh hoạt. Đánh địch bằng mọi lực lượng, đánh ở mọi nơi, mọi lúc nếu điều kiện cho phép, đánh bằng mọi thứ vũ khí, đánh trên tất cả các lĩnh vực. Đó là phương châm của chúng ta trong Cách mạng Tháng Tám, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Trong Cách mạng Tháng Tám dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân ta đã khéo kết hợp giữa khởi nghĩa ở nông thôn với khởi nghĩa ở thành thị, giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, giữa giành chính quyền ở từng địa phương và giành chính quyền trong cả nước. Nhờ sự chỉ đạo linh hoạt ấy mà cách mạng Việt Nam đã mạnh được thế, đoạt được thời, nhanh chóng giành thắng lợi...

Thứ tư, chú trọng chiến thuật đánh vào lòng người. Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác binh vận, địch vận. Người chủ trương vận động cả binh sĩ trong đội quân viễn chinh và binh lính trong hàng ngũ ngụy quân. Người từng nói với cán bộ làm công tác địch vận: "Sách quân sự có câu: Đánh mà thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng lại càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng là nhờ địch vận". Phải làm cho binh lính địch hiểu được tính chất phi nghĩa của cuộc chiến mà họ đang theo đuổi, thức tỉnh lương tri của họ, hướng họ về phía cách mạng. Phải tạo điều kiện cho họ, giúp đỡ họ khi họ bỏ hàng ngũ địch...

Thứ năm, biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta chỉ tiến hành chiến tranh khi không còn sự lựa chọn nào khác, khi không còn cách thức nào khác để cứu vãn hòa bình. Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của chúng ta đều bắt đầu như vậy. Đây là tư tưởng được bắt nguồn từ truyền thống đánh giặc của cha ông.

Kết thúc chiến tranh không có nghĩa là cho đến lúc tiêu diệt hết lực lượng của địch. Phải chủ động kết thúc chiến tranh khi ý chí xâm lược của kẻ thù đã hoàn toàn bị đánh bại. Kết thúc chiến tranh không có nghĩa là dồn địch vào đường cùng không lối thoát. Hồ Chí Minh cũng chủ động kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng đàm phán. Còn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ - tư tưởng chỉ đạo của Người là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Mục tiêu của chúng ta là "độc lập dân tộc". Khi thấy có thể bằng các phương thức khác đạt mục tiêu ấy thì chúng ta chủ động kết thúc chiến tranh.

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chăm lo cho người tàn tật, trẻ mồ côi   (08/12/2003)
Cần có một cú hích để đưa tin học vào nhà trường  (07/12/2003)
Một ngày ở đầu cầu Nhơn Hội   (05/12/2003)
Liên hoan các cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa tỉnh Bình Định lần thứ I – 2003: Sôi động, thiết thực   (04/12/2003)
Nước sinh hoạt ở vùng cao An Lão: Niềm vui và nỗi lo   (03/12/2003)
Hồ Chủ tịch với phiên họp đầu tiên của Chính phủ   (02/12/2003)
Nghị quyết HR.427 của Hạ viện Hoa Kỳ và tiếng nói của một cư sĩ   (01/12/2003)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con người   (30/11/2003)
"Bày thêm một Giáo hội nữa thì có khác gì chia rẽ cộng đồng Phật giáo Việt Nam"   (28/11/2003)
Kiếm sống dưới đáy biển  (26/11/2003)
Sau ngày giải phóng, Phật giáo ở Việt Nam mới thật sự thống nhất  (26/11/2003)
Đảng bộ Trường Đại học Quy Nhơn: Phát huy nội lực, xây dựng nhà trường tiên tiến, hiện đại   (25/11/2003)
Giáo hội Phật giáo gửi thư phản đối đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ   (25/11/2003)
Người giữ rừng tận tụy   (24/11/2003)
"Bà ngoại" thuê  (23/11/2003)