Nghề trồng hoa cúc xuân

Hiện nay ở thị trấn Bình Định và xã Nhơn Hưng (An Nhơn) có trên 200 nhà trồng hoa cúc, hộ trồng nhiều trên một thiên (1.000 chậu), hộ trồng ít có từ 300-400 chậu. Cúc để trong sân, trong vườn, ngoài ruộng, ở sân phơi, kho hợp tác xã…, ở đâu ta cũng thấy một màu xanh của cúc dàn trải. Cụ Hải 67 tuổi ở thị trấn Bình Định có thâm niên trồng cúc từ tuổi 30 nói: “Mọi việc sắm sửa, chi phí trong gia đình của ngày Tết đều dựa vào hoa cúc”. Còn anh Ninh với 3 sào đất thổ cư anh trồng cúc kín chỗ. Ngoài ra, anh còn trồng mai kiểng xuất bán cho các thương lái từ Sài Gòn, Cần Thơ ra mua để xuất khẩu. Anh cho biết: “Tôi trồng cúc lấy vốn đầu tư cho cây dài ngày, số còn lại dành vào việc học tập của 2 đứa con”. Còn anh Ba ở Nhơn Phong - người nổi tiếng trồng hoa cúc xuân - tâm sự: “Tôi trồng cúc chậu trên 10 năm, năm nào cũng có từ 800 đến 1.000 chậu, hoa cúc đẹp đạt từ 80-90%, gia đình tôi có 5 con nay đã thành đạt cũng nhờ vào vườn cúc này”.

Anh Hiếu, anh Pha, anh Hùng…ở xã Phước Hòa (Tuy Phước) cũng là những người có danh “trồng cúc thành đạt” của xã. Anh Pha là giáo viên, ngoài giờ lên lớp, anh dành thời gian đầu tư cho cây cúc. Anh nói: “Trồng cúc thì ai cũng trồng được nhưng người trồng cho ra thương trường 1 chậu cúc đẹp, nở hoa đúng vào mùa xuân thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trồng cúc vốn liếng bỏ ra ít nhưng công đầu tư chăm bón thì nhiều, tùy theo cách áp dụng kỹ thuật trong khâu chăm sóc nên có nơi trồng vào tháng 6 âm lịch, có nơi trồng vào đầu tháng 7 âm lịch”. Trồng cúc trước tiên phải chọn đất tơi, xốp, ủ thuốc diệt hết ký sinh trùng trong đất, sau đó trộn phân lót theo tỷ lệ để vô chậu, chọn những cây con mập khỏe không mang mầm bệnh để trồng. Thường thì một cây cúc trồng vào một chậu để đảm bảo sinh trưởng và ra hoa đều, mùa mưa phải làm lán trại che cho cúc, theo dõi thời tiết hàng ngày, hàng tuần để lập thời gian biểu chăm sóc, bón phân, bơm thuốc theo chu kỳ sinh trưởng của cây, vì cúc là giống hoa leo nên phải cắm cọc để cho cây vững và chống chọi với mưa, gió. Điều quan trọng để cúc ra hoa đúng vào dịp Tết là khâu “bấm đọt”, tùy theo cây mập, cây ốm, già, non mà “bấm đọt” dài hoặc ngắn…

Khu vực nam sông Hà Thanh thuộc phường Đống Đa (Quy Nhơn) có trên 30 hộ trồng cúc xuân chuyên nghiệp. Anh Lễ vừa là thương binh vừa là “cựu binh” trồng cúc, hàng năm anh đưa ra thương trường từ 600-800 chậu cúc thành phẩm. Anh Tèo, anh Trần Văn Chim…ở thị trấn Bình Định là thương gia mua hoa cúc từ Bình Định lên Tây Nguyên để bán, giá gốc từ 15.000 đến 25.000đ/chậu, bán ra từ 40.000đ - 50.000đ/chậu, trừ chi phí tàu xe, 1 thiên (1.000 chậu) lãi trên 10 triệu đồng.

Trồng hoa cúc là công việc thường xuyên của những người chuyên môn, giải quyết một phần công lao động tại chỗ và của địa phương, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, đem cái đẹp đến cho mọi người thưởng thức.

B.T

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Một cụ bà cứu 4 cháu nhỏ khỏi bị chết đuối  (28/02/2003)
Đào tạo lao động khu công nghiệp - Nhu cầu bức xúc  (28/02/2003)
Làm giàu ở tuổi cổ lai hy  (28/02/2003)
Khuyến học ở Bình Định: Nếp mới đã thành  (28/02/2003)
Cùng “chat” với tài năng trẻ Trương Quang Huy   (28/02/2003)
Đất lành, nhưng chim… chưa đậu?   (28/02/2003)
Báo động về tai nạn lao động   (21/02/2003)
Truyền hình cáp Quy Nhơn sẽ đem đến cho nhân dân những món ăn tinh thần bổ ích   (28/02/2003)
Nhiều bức xúc của cử tri đã được giải trình thỏa đáng   (28/02/2003)
Gặp lại Bình Định  (28/02/2003)
Trở về miền đất tuổi thơ  (28/02/2003)