Kỷ niệm 155 năm ngày ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (24-2-1848/24-2-2003):
Một bản tuyên ngôn mãi mãi trường tồn cùng nhân loại

Tem kỷ niệm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

Ngày 24-2-1848 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với lịch sử loài người: lần đầu tiên Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng sản chính thức được công bố. Tác giả của Tuyên Ngôn là hai nhà tư tưởng vĩ đại Karl Marx và F.Engels.

Nhằm xây dựng nền tảng đầu tiên cho học thuyết cộng sản khoa học, Marx và Engels rất chú ý tới công tác tuyên truyền và xây dựng tổ chức trong phong trào công nhân. Đồng thời, nhằm quan hệ mật thiết với các nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa, hai ông đã thành lập các Uỷ ban Thông tấn Cộng sản. Nhờ vậy, học thuyết cộng sản dần dần có ảnh hưởng trong phong trào công nhân. Tiếp đó, một số nhà lãnh đạo trong,“Đồng minh những người chính nghĩa“ bắêt đầu tiếp thu những cơ sở lý luận của Marx và Engels. Theo đề nghị của Marx và Engels, tháng 6-1847, “Đồng minh những người chính nghĩa” được đổi thành “Đồng minh những người cộng sản”.

Từ 29-11 đến 8-12-1847, dưới sự lãnh đạo của Marx và Engels, Đại hội lần thứ II “Đồng minh những người cộng sản“ đã được tổ chức. Đại hội đã nhất trí thông qua Điều lệ của Đồng minh và giao cho Marx, Engels thảo ra cương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên ngôn. Sau một thời gian nghiên cứu, Marx và Engels đã hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 24-2-1848, Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng sản chính thức được công bố ở London (Anh).

Ngay trong phần mở đầu, Marx và Engels đã nêu rõ mục đích khi viết Tuyên Ngôn là”Công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình“ để đập lại câu truyện hư truyền của giai cấp tư sản về “bóng ma cộng sản “.

Bản Tuyên Ngôn gồm 4 chương. Trong chương I, Marx và Engels nêu khái quát quy luật phát triển cơ bản của xã hội tư sản, vạch rõ lợi ích đối lập giữa giai cấp tư sản-vô sản và sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản. Ở chương mở đầu, Marx và Engels đã phân tích sâu sắc trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử xã hội tư bản chủ nghĩa và sự đối kháng giai cấp trong xã hội đó. Đồng thời, hai ông khẳng định:”Sự sụp đổ của giai cấp tư bản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau “. 

Chương II, Marx và Engels nêu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là chôn vùi giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới. Song, muốn thực hiện được mục tiêu đó, giai cấp vô sản phải có một chính đảng vô sản, một nền chuyên chính vô sản và phải dùng biện pháp bạo lực cách mạng. Đồng thời, hai ông cũng vạch ra một số biện pháp cụ thể mà nhà nước vô sản phải tiến hành, nhằm tiêu diệt chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ sở hữu công cộng và thiết lập chế độ xã hội mới. Chương III Marx và Engels đề ra những biện pháp để phát triển và bảo vệ chân lý của Chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đồng thời, hai ông phê phán các loại quan điểm xã hội chủ nghĩa không mang tính giai cấp vô sản. Ở chương cuối cùng (chương IV), Marx và Engels đề ra những nguyên lý cơ bản về sách lược của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Qua Tuyên Ngôn, những người cộng sản công khai tuyên bố rằng: Mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ tất cả trật tự xã hội hiện có. Trong cuộc cách mạng ấy, những người cộng sản nếu có mất chăng chỉ là mất xiềng xích, và được là được cả thế giới. Cuối cùng, Marx và Engels đã kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại! “.

Ngay sau khi mới ra đời, Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng sản đã từng bước lan rộng khắp thế giới, tạo thành các cao trào quần chúng chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và hình thành các lực lượng cách mạng có tổ chức, có mục đích chiến đấu cụ thể, rõ ràng. Có thể nói, trong suốt cả thế kỷ XX tư tưởng của Tuyên Ngôn và của chủ nghĩa Marx đã trở thành “kim chỉ nam“ và là động lực tinh thần to lớn đối với nhiều cuộc cách mạng, làm thay đổi bộ mặt thế giới; nhất là sự ra đời và phát triển của hàng loạt các nước XHCN. Sinh thời, Lênin đánh giá rất cao vai trò quan trọng học thuyết của Marx, Engels và Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng sản. Khi tổng kết nguồn gốc của học thuyết Marx, Lênin khẳng định: “Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX- đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”.

Sau cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết và sự tan rã của hàng loạt hệ thống các nước XHCN ở Đông Aâu, các thế lực thù địch vội vàng tuyên bố “sự cáo chung” của chủ nghĩa Marx. Nhưng, họ đã lầm. Bởi vì, thất bại của hệ thống các nước XHCN tuy không nhỏ, song xu thế lịch sử không thể thay đổi. Năm 1995, nhân kỷ niệm 100 năm chủ nghĩa Marx, tại Paris, Đại hội Marx Quốc tế (Congres Marx International) đã được tổ chức trọng thể. Hơn 500 đại biểu từ 22 quốc gia trên thế giới đã tới dự. Đại Hội đã tập trung đánh giá vai trò và giá trị của chủ nghĩa Marx trong quá khứ, hiện tại và tương lai trên những dữ kiện của một thế kỷ đã tồn tại. Cuối cùng, Đại hội đã đi đến thống nhất: Gương mặt của Marx vẫn là biểu tượng của sự phủ nhận trật tự đang thống trị và tư tưởng của Marx vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của nó trong thế giới hiện đại.

155 năm đã trôi qua kể từ ngày Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng sản ra đời. Thế giới đã và đang có những biến động hết sức phức tạp. Song, tư tưởng của Tuyên Ngôn và của chủ nghĩa Marx vẫn giữ nguyên giá trị. Đúng như nhà báo lão thành Hoàng Tùng đã nhận định: “Người ta có thể vội vàng tuyên bố sự cáo chung của chủ nghĩa Marx. Nhưng lịch sử vẫn đi theo con đường của nó. Hãy chờ xem!”.

. Viết Hiền
!
Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhà đất ở Quy Nhơn - khủng hoảng thừa ?  (21/02/2003)
Khuyến học ở dòng họ Trần thôn Cảnh Vân - Tuy Phước  (21/02/2003)
Tưng bừng ngày hội tòng quân   (21/02/2003)
Gặp các nữ bí thư chi bộ ở xã Mỹ Quang  (21/02/2003)
Kim Đồng - Tên anh muôn thuở không mờ  (21/02/2003)
Những ngôi nhà cho người nghèo  (21/02/2003)
Mùa xuân nhớ Quang Trung, người xây nền văn hóa cho tương lai  (21/02/2003)
Cái giếng cũ, chuyện bây giờ mới kể  (21/02/2003)
Lắng nghe mùa xuân về  (21/02/2003)
Năm Mùi với những sự kiện trọng đại trong cuộc đời Bác Hồ và Đảng ta  (21/02/2003)
Khắp nơi tưng bừng đón Tết  (21/02/2003)
Vơi bớt những số phận bất hạnh  (21/02/2003)
Đất lành gieo nhân thiện  (21/02/2003)
Có một bài hát về Đảng đi cùng năm tháng  (21/02/2003)
Mùa xuân của một vị thánh - một tâm hồn vĩ đại  (21/02/2003)