Lao động qua đào tạo: Nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng

 

Nhu cầu lao động qua đào tạo sẽ tăng

Hiện nay, thị trường trong tỉnh mới thu hút được 40% học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp (DN) ngoại tỉnh. Với thị trường ngoại tỉnh, kết quả điều tra của Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) tại 564 DN các tỉnh phía Nam, cho thấy: bình quân mỗi DN cần tuyển 124,6 lao động. Tuy nhiên, qua thực tế tuyển dụng, chất lượng lao động được tuyển chưa cao. 74% tổng lao động được tuyển là lao động phổ thông, 18,5% là công nhân được đào tạo ngắn hạn, còn số công nhân được đào tạo dài hạn chỉ chiếm 7,5%. Một số ngành nghề nhất định hiện nay không có đủ lao động được đào tạo các trình độ cao đẳng kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp… tham gia dự tuyển.

Còn với thị trường trong tỉnh, theo ông Đỗ Thành Sơn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định, hiện đang có nhu cầu lớn về lao động qua đào tạo, nhất là các ngành như: may, cơ khí, gò hàn, điện công nghiệp… Đắt hàng nhất vẫn là ngành may, là ngành có nhu cầu lớn và ngành này hiện đang giải quyết 70% việc làm. Các ngành khác như cơ khí, hàn… hiện cũng có nhu cầu cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các KCN, tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh.

Theo dự báo của các nhà chuyên môn, năm 2003 và các năm tiếp theo, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông trong các doanh nghiệp sẽ giảm mạnh và thay vào đó là nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo. Nhu cầu lao động qua đào tạo sẽ tăng từ 25% như hiện nay lên khoảng 39% vào năm 2003 và sau đó sẽ giảm dần và ổn định ở mức 30%. Tỷ trọng công nhân kỹ thuật dài hạn sẽ tăng từ 5% trong cơ cấu tuyển dụng như hiện nay lên 15 % năm 2003 và ổn định ở mức 6-7% trong những năm tiếp theo.

Thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng mạnh với công nhân qua đào tạo. Đắt hàng nhất, với trình độ cao đẳng là kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử, kỹ thuật hóa chất, chế biến, hàng dệt may; với hệ trung học chuyên nghiệp, nhóm nghề chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị cơ khí, sửa chữa thiết bị cơ khí, hàng tiêu dùng, thiết bị viễn thông, chế biến thực phẩm…; với hệ công nhân kỹ thuật là nguội, sửa chữa cơ khí, gia công kết cấu thép, điện dân dụng, dệt, nhuộm, thợ thủ công mỹ nghệ.

Trong kế hoạch đón đầu

Báo cáo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh cho thấy, năm 2002 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng về số lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh năm 2002 là 152.900 người, đạt 20,3% tổng số lao động; trong đó qua đào tạo nghề 110.000 người, tăng khoảng 32.800 người so với năm 2001. Đào tạo nghề đã từng bước vươn ra tất cả lĩnh vực hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân, ngành nghề đa dạng, cấp bậc rộng. Con số 75% học sinh ra trường tìm được việc làm là nguồn động viên lớn.…

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề Bình Định vẫn còn gặp phải những khó khăn. Trước hết là sự mất cân đối giữa đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn. Nếu năm 2002, đào tạo ngắn hạn được 12.883 lao động thì đào tạo dài hạn chỉ ở con số 1.490 người. Bên cạnh đó, thiết bị dạy nghề, nhà xưởng thực hành, nơi nội trú cho học sinh học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh nhìn chung còn thiếu và lạc hậu. Giáo viên dạy nghề chưa được kiểm tra về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề, tiếp cận với công nghệ hiện đại… còn rất hạn chế, giáo án, giáo trình đào tạo nghề, nhất là chương trình đào tạo ngắn hạn chưa được chuẩn hóa, thống nhất giữa các cơ sở đào tạo. Điều này đã hạn chế nhiều cho công tác đào tạo nghề. Học sinh tốt nghiệp trường nghề khi tiếp xúc với các thiết bị, máy móc hiện đại vẫn lúng túng và đa số đều phải được doanh nghiệp tuyển dụng đào tạo lại. Chính vì trang thiết bị lạc hậu mà hiện nay các nghề đang có nhu cầu lớn trên thị trường lao động: cơ khí, động lực, gò hàn, việc đào tạo chưa thể đáp ứng được yêu cầu. “Chúng tôi rất muốn đào tạo nghề cơ khí, nhưng trang thiết bị không có”- giám đốc một trung tâm dạy nghề khẳng định.

Năm 2003, Bình Định sẽ có kế hoạch cụ thể hỗ trợ đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, mở rộng các loại hình đào tạo và ngành nghề xã hội có nhu cầu; đồng thời, triển khai thực hiện dự án xây dựng Trường CNKT ở phía Bắc tỉnh tại Hoài Nhơn, nâng cấp Trường CNKT Quy Nhơn thành trường cao đẳng… Đặc biệt, ngày 22-1-2003, UBND tỉnh đã ban hành “Quy định chính sách khuyến khích đối với học sinh học nghề của tỉnh Bình Định”. Đây là những bước đi cụ thể nhằm đón đầu nhu cầu lao động trong tương lai.

. Khải Nhân

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khuyến học ở một dòng họ  (21/02/2003)
Những người “cõng chữ” lên non  (21/02/2003)
Song hành với chính quyền trong mọi phong trào  (21/02/2003)
Mấy chuyện ghi được ở Đảng bộ Tam Quan Nam  (21/02/2003)
Thôn M.6 hôm nay  (21/02/2003)
Niềm hạnh phúc của trẻ em sau phẫu thuật nụ cười  (21/02/2003)
Một bản tuyên ngôn mãi mãi trường tồn cùng nhân loại  (21/02/2003)
Nhà đất ở Quy Nhơn - khủng hoảng thừa ?  (21/02/2003)
Khuyến học ở dòng họ Trần thôn Cảnh Vân - Tuy Phước  (21/02/2003)
Tưng bừng ngày hội tòng quân   (21/02/2003)
Gặp các nữ bí thư chi bộ ở xã Mỹ Quang  (21/02/2003)
Kim Đồng - Tên anh muôn thuở không mờ  (21/02/2003)
Những ngôi nhà cho người nghèo  (21/02/2003)
Mùa xuân nhớ Quang Trung, người xây nền văn hóa cho tương lai  (21/02/2003)
Cái giếng cũ, chuyện bây giờ mới kể  (21/02/2003)