Người quân y tận tụy

Y sĩ Huỳnh Văn Phụng đang khám bệnh cho 1 người dân

Đó là thiếu úy Huỳnh Văn Phụng, Quân y sĩ Đồn Biên phòng (ĐBP) 320 – Bộ đội Biên phòng Bình Định. Sinh trưởng trong một gia đình ở Quy Nhơn, sau khi tốt nghiệp THPT, năm 1991 anh nhập ngũ và được điều về ĐBP 320 đóng quân tại xã đảo Nhơn Lý (Quy Nhơn). Qua một năm rèn luyện và phấn đấu tại đơn vị, năm 1992 anh Phụng được cấp trên tin tưởng cử đi học lớp Trung cấp y sĩ – Học viện Quân y Hà Nội để về phục vụ đơn vị công tác.

Anh tâm sự: “Mong ước của tôi sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ trong đơn vị cũ là làm sao sức khỏe của anh em trong đơn vị luôn được đảm bảo để hoàn thành tốt nhiệm vụ". Để làm được điều này, hàng ngày anh Phụng theo dõi anh em bộ đội từ luyện tập, lao động đến chế độ ăn uống, sinh hoạt…; đồng thời tham mưu, đề xuất với chỉ huy đồn phát động đơn vị ăn ở hợp vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh doanh trại, phun thuốc phòng chống dịch bệnh. Ngoài công việc được giao ở đơn vị, anh tranh thủ nghiên cứu cách chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền để tìm bài thuốc hay chữa trị cho đồng đội, đồng bào. Vườn thuốc nam do anh sưu tầm, trồng tại đơn vị đã giúp đồng đội và nhiều người dân qua khỏi cơn bệnh nguy hiểm. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, cán bộ, chiến sĩ ở ĐBP 320 luôn đảm bảo quân số khỏe trên 98%.

Địa bàn Đồn phụ trách gồm 3 xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải, đường sá đi lại cách trở, nhiều thôn ở xa trung tâm y tế nên việc chăm sóc sức khỏe cho bà con địa phương gặp không ít khó khăn. Anh Phụng đã chủ động phối hợp với y tế địa phương tham gia tích cực chương trình quân dân y kết hợp, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe, vệ sinh thôn xóm, kế hoạch hóa gia đình… Năm 2002, anh cùng với đội ngũ cán bộ y tế địa phương vận động tiêm chủng cho 719 cháu và 217 người thực hiện kế hoạch hóa gia đình; khám và điều trị cho 1.087 lượt người, trong đó có 94 ca bệnh hiểm nghèo. Chị Nguyễn Thị Mai (Lý Hòa – Nhơn Lý) từng được anh Phụng chữa trị, cho biết: "Không chỉ có tôi mà còn nhiều người khác nữa từng được anh Phụng chữa trị lúc đau ốm. Ngoài Trung tâm y tế xã, anh Phụng là chỗ dựa tin tưởng cho bà con chúng tôi lúc ốm đau".

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu "Lương y như từ mẫu", với tinh thần tận tụy trong công việc, trong những năm qua, anh Phụng luôn được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị quý mến, bà con địa phương thương yêu và nhiều lần được các cấp khen thưởng. Với những thành tích xuất sắc đó, mới đây anh được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Văn Thống

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chính sách khuyến học, khuyến tài thời Tây Sơn và việc lập giải thưởng mang tên Quang Trung  (21/02/2003)
Lao động qua đào tạo: Nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng  (21/02/2003)
Khuyến học ở một dòng họ  (21/02/2003)
Những người “cõng chữ” lên non  (21/02/2003)
Song hành với chính quyền trong mọi phong trào  (21/02/2003)
Mấy chuyện ghi được ở Đảng bộ Tam Quan Nam  (21/02/2003)
Thôn M.6 hôm nay  (21/02/2003)
Niềm hạnh phúc của trẻ em sau phẫu thuật nụ cười  (21/02/2003)
Một bản tuyên ngôn mãi mãi trường tồn cùng nhân loại  (21/02/2003)
Nhà đất ở Quy Nhơn - khủng hoảng thừa ?  (21/02/2003)
Khuyến học ở dòng họ Trần thôn Cảnh Vân - Tuy Phước  (21/02/2003)
Tưng bừng ngày hội tòng quân   (21/02/2003)
Gặp các nữ bí thư chi bộ ở xã Mỹ Quang  (21/02/2003)
Kim Đồng - Tên anh muôn thuở không mờ  (21/02/2003)
Những ngôi nhà cho người nghèo  (21/02/2003)