Chung một tấm lòng
18:25', 17/3/ 2003 (GMT+7)

Ba nữ công nhân viên quốc phòng

Đó là ba nữ công nhân viên quốc phòng (CNVQP): Trương Thị Là, Mai Thị Hằng Nga và Vũ Thị Sáu ở Bệnh viện Quân y 13 (Cục Hậu cần, Quân khu 5). Họ đều có chung một điểm: tấm lòng vì người bệnh.

Chị Là là một hộ sinh trung học đã có hơn 20 năm công tác. Chị luôn coi sản phụ và người bệnh như người thân của chính mình. Tổ chuyên môn của chị chỉ có hai người, số lượng sản phụ đông, sinh nở là sự không thể... chờ nên hầu như chị luôn trong tư thế sẵn sàng bất kể ngày đêm, mưa gió, ngày nghỉ, lễ tết... Biết tích lũy kinh nghiệm công tác, khiêm tốn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đã làm nên sự “mát tay” ở chị. Không chỉ “mát tay” trong hộ sản, chẩn đoán, khám chữa bệnh, chị Là còn điều trị thành công nhiều ca vô sinh (4-5 năm, có trường hợp 10-13 năm), góp phần đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.

Dược sĩ trung cấp Mai Thị Hằng Nga có vóc dáng mảnh mai, là người luôn hoàn thành tốt mọi công việc được phân công. Khi còn ở tổ pha chế thuốc, trong điều kiện pha chế thủ công, chị luôn thể hiện trách nhiệm cao, cùng đồng nghiệp sản xuất trên 7.000 lít dịch các loại chất lượng tốt phục vụ công tác điều trị bệnh. Khi được giao nhiệm vụ giữ kho, bảo quản 400 – 500 loại y cụ, song chị luôn nắm chắc số lượng, chất lượng từng loại. Chị không ngại khó ngại khổ, tỉ mẩn lau chùi, bao gói cẩn thận để hạn chế sự xuống cấp của dụng cụ. Hiện nay, được phân công đứng quầy bán thuốc, chị không hề để xảy ra sai sót, nhầm lẫn và luôn ân cần, niềm nở và tận tình hướng dẫn người bệnh sử dụng đúng thuốc. Mỗi ngày tiếp xúc với hàng trăm khách hàng, xuất bán nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chị chưa để xảy ra trường hợp đáng tiếc nào do thiếu trách nhiệm và thái độ phục vụ gây phiền hà cho người bệnh. Một số khách mua thuốc, nhầm lẫn trả thừa tiền đã được chị tìm cách trả lại...

Còn chị Vũ Thị Sáu làm nhiệm vụ tiếp phẩm thì có suy nghĩ thật đơn giản: Làm thế nào để mua được thực phẩm tươi ngon, giá rẻ? Và cách làm của chị cũng thật đơn giản: đi chợ thật sớm để mua hàng tận gốc, tạo nhiều mối hàng quen biết, tin tưởng để có nguồn thực phẩm thường xuyên, bảo đảm chất lượng, giá ổn định. Cầm tiền triệu, mua hàng chục mặt hàng mỗi ngày nhưng chị luôn cân nhắc, tính toán, sẵn sàng chấp nhận vất vả hơn một tí để có thể mua được hàng ngon, rẻ hơn, dù chỉ vài trăm đồng. Hàng ngày, sau mỗi buổi đi chợ về, chị còn tranh thủ thời gian tham gia chế biến thực phẩm, vệ sinh, dọn dẹp nhà ăn, nhà bếp...

Ba chị có tuổi tác, hoàn cảnh gia đình và vị trí công tác khác nhau nhưng đều giống nhau là cùng phấn đấu hết lòng vì người bệnh, xứng đáng là những bông hoa đẹp trong tập thể Bệnh viện Quân y 13.

. Nguyễn Viết Phúc

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thế trận ở lòng dân  (17/03/2003)
Đảng bộ vững mạnh, lãnh đạo các phong trào đạt hiệu quả  (17/03/2003)
Có anh Bình khu vực bình yên  (17/03/2003)
Cụ Đề Thám – một con người ra con người  (17/03/2003)
Những chuyển biến bước đầu  (16/03/2003)
Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ người xem  (14/03/2003)
35 năm - một chặng đường khó quên  (14/03/2003)
Lực lượng vũ trang Bình Định trước nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2003  (13/03/2003)
Những kinh nghiệm bước đầu  (12/03/2003)
Một gia đình nông dân hiếu học  (11/03/2003)
Đội thông tin lưu động trong nỗ lực đưa thông tin về cơ sở  (11/03/2003)
Tình quân dân dưới chân tháp Bánh Ít  (11/03/2003)
Niềm vui từ những ngôi nhà mới của người nghèo  (11/03/2003)
Khi đã trở thành quy định bắt buộc  (10/03/2003)
“Đòn bẩy” cho các phong trào  (10/03/2003)