Người cắm cờ giải phóng trên dinh tỉnh trưởng ngày 31 tháng 3
17:55', 30/3/ 2003 (GMT+7)

Đúng 24 giờ đêm 31/3/1975, lá cờ giải phóng đã được cắm trên nóc dinh tỉnh trưởng - cơ quan đầu não của địch tại Bình Định - báo hiệu tỉnh Bình Định chính thức được giải phóng. Chiến sĩ Võ Lụa, hiện trú tại thôn Tân Thành 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, nguyên Chính trị viên Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 50 (Trung đoàn 93), là người đã được giao và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả ấy.

Ngay từ thời thơ ấu, người chiến sĩ ấy đã gặp khá nhiều bất hạnh. Năm 13 tuổi, cha mẹ anh trong một lần chuyển giao lương thực cho cách mạng bị địch phát hiện và bắn chết, bỏ lại 6 người con không nơi nương tựa. Khi ấy, người lớn tuổi nhất mới chỉ 15 tuổi, người nhỏ nhất vẫn còn chưa bỏ sữa mẹ. Sự hận thù đối với giặc Mỹ, ngụy đã nung nấu tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng trong anh từng ngày, từng giờ. Đến năm 17 tuổi, trong một đợt tuyển quân của cách mạng, anh lập tức xin gia nhập nhưng bị từ chối vì chưa đến tuổi. Phải đợi đến khi các tân binh của địa phương lên đường đi được một đoạn thì anh chạy theo và gia nhập vào nhóm hành quân lên đơn vị nhận quân. Cảm kích trước hành động ấy, Đại đội đặc công Đ40 đã nhận anh vào đơn vị.

Sau 7 năm chiến đấu anh dũng ở nhiều chiến trường, người chiến sĩ nhỏ tuổi ngày nào đã được cấp trên đề bạt làm cán bộ đại đội. Năm 1974, sau khi có quyết định thành lập Trung đoàn 93 để tập trung lực lượng đánh vào Quy Nhơn, anh được đề bạt làm Chính trị viên Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 50 - một đơn vị chủ công trong trận đánh quyết định vào dinh tỉnh trưởng trong chiến dịch mùa xuân năm 1975. Anh kể lại: “15 giờ ngày 30/3/1975, đơn vị tôi nhận được lá cờ giải phóng từ Chỉ huy Tiểu đoàn 50 tại xã Phước Sơn, Tuy Phước với nhiệm vụ phải cắm được trên dinh tỉnh trưởng. Sau đó, chúng tôi hành quân thẳng tiến đến Quy Nhơn và đánh vào dinh tỉnh trưởng, đến 24 giờ đêm 31/3, lá cờ giải phóng đã được cắm ngay trên nóc dinh tỉnh trưởng. Nói về cảm xúc của giờ phút thiêng liêng ấy ư? Vừa lo, vừa tự hào. Nói thật, cuộc đời tôi đã tham gia chiến trường nhiều nhưng chưa bao giờ cảm thấy lo lắng như khi được giao nhiệm vụ ấy. Khi lá cờ đã được cắm xong, chúng tôi lại tiếp tục đánh bọn tàn quân đến chiều ngày 1/4 thì tiếng súng mới hoàn toàn chấm dứt”.

Cùng với Bình Định, đến 30/4/1975, tất cả các tỉnh miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, người dân đã được tự do. Nhưng với anh Lụa cũng như nhiều đồng đội khác, chiến trường vẫn chưa dứt. Sau giải phóng, anh được đề bạt làm cán bộ tổ chức Trung đoàn 93, và cùng đơn vị tham gia chống giặc Phun-rô tại tỉnh Đắc Lắc. Năm 1978, anh được đề bạt làm chính trị viên Tiểu đoàn 50, đơn vị được chọn tham gia chiến đấu ở Campuchia… Đến năm 1987, anh mới chia tay với quân ngũ và đồng đội, trở về với cuộc sống đời thường như bao người dân khác ngay trên quê hương mình.

. Anh Tú

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Các vị chỉ huy nói về ngày giải phóng Bình Định  (30/03/2003)
Hiện đại hóa ở Thư viện KHTH tỉnh Bình Định  (28/03/2003)
Trung đoàn 93 và trận đánh giải phóng Quy Nhơn  (28/03/2003)
29-3, một dấu ấn quan trọng của lịch sử Việt Nam  (28/03/2003)
Những ngày tháng không thể nào quên  (28/03/2003)
Bà con dân tộc ít người rất khát khao hiểu biết pháp luật   (27/03/2003)
Tìm những chiếc “cần câu” cho hộ nghèo  (27/03/2003)
Nửa chặng đường nhìn lại  (26/03/2003)
Công đoàn viên chức với bề dày của các phong trào  (25/03/2003)
Xã hội hóa các hoạt động văn hóa - cần một sự bứt phá  (25/03/2003)
Chị tổ trưởng tổ vay vốn hộ nghèo năng nổ  (24/03/2003)
Chuẩn bị tốt cho Đại hội cơ sở Đảng  (24/03/2003)
Xứng đáng với niềm tin yêu của dân  (23/03/2003)
Dân số và vấn đề kinh tế – xã hội ở Bình Định  (23/03/2003)
Tình thương và trách nhiệm  (21/03/2003)