Cho cánh sóng bay xa
17:38', 7/4/ 2003 (GMT+7)

Đến năm 2010 cơ bản hoàn thành phổ cập các phương tiện Phát thanh - Truyền hình (PTTH) đến mỗi gia đình; mỗi ngày sẽ có 80 giờ 30 phút phát sóng TH, trong đó, 30 giờ phát sóng địa phương; và 39 giờ phát sóng PT, trong đó, 15 giờ phát sóng địa phương; năm 2005, trên 90% các hộ gia đình xem, nghe được các chương trình PTTH trung ương và địa phương. Đó là những mục tiêu được đề ra trong “Đề án Quy hoạch ngành PTTH đến năm 2010” đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Với sự đầu tư của tỉnh, 11 trạm DTH thu phát tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh và 3 trạm được cấp phát theo chương trình mục tiêu quốc gia đã được xây dựng trong thời gian qua. Ngoài ra, 5 đài phát sóng FM theo công nghệ truyền thanh không dây cũng được đầu tư xây dựng mới ngay trong năm 2002. Bên cạnh đó, Đài truyền thanh An Lão cũng đã đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng Trung tâm kỹ thuật và trụ sở làm việc mới, lắp đặt máy phát hình mới công suất 200W và một số thiết bị phụ trợ khác trị giá hơn 200 triệu đồng. Đầu tư nhằm củng cố và phát triển sự nghiệp PTTH là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án.

* Còn đó những khó khăn

Bên cạnh nâng cao chất lượng chương trình phát sóng, ngành PTTH tỉnh đã từng bước tăng thời lượng phát sóng hằng ngày. Hiện nay, Đài PTTH Bình Định hằng ngày có 7 chương trình PT, trong đó có ba chương trình thời sự với thời lượng hơn 5 giờ. Trên sóng TH, mỗi ngày có 3 buổi chương trình TH địa phương với tổng thời lượng 7 giờ, tăng 2 giờ so với năm 2001.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, nhu cầu hưởng thụ tinh thần của nhân dân ngày càng cao. Việc trang bị, thay thế máy móc, thiết bị cho các cơ sở kỹ thuật PT, truyền thanh, nhất là truyền thanh cấp huyện và cơ sở chưa đồng bộ và hiện đại, nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Việc phủ sóng PTTH về vùng sâu, vùng xa, vùng lõm, vùng cao, hải đảo còn hạn chế. Đến cuối năm 2000, mới chỉ có 85% dân số trong tỉnh nghe đài PT, xem TH trung ương và của tỉnh. Chất lượng sóng PT AM và FM của đài tỉnh ra các huyện phía bắc tỉnh chưa tốt. Đài PTTH tỉnh hiện chưa có máy phát sóng PT riêng nên không có sóng để tăng thời lượng chương trình PT. Các chương trình PT của đài chỉ được phát qua sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam với thời lượng 120 phút/ngày.

* Để theo kịp nhu cầu

Với tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2001-2005 là 229,7 tỉ đồng và từ 2006-2010 là 431,8 tỉ đồng, ngành PTTH đang đặt ra các mục tiêu thiết thực:

Phủ sóng PTTH (trung ương và địa phương) trên phạm vi toàn tỉnh; nâng thời lượng chương trình địa phương trên sóng PTTH để đến năm 2005, mỗi ngày từ 8-12 giờ và đến năm 2010 mỗi ngày ít nhất 1 giờ PTTH chương trình địa phương với chất lượng tốt; tổ chức quản lý và khai thác mạng TH cáp có hiệu quả và đúng pháp luật.

Lắp đặt thêm máy phát FM 5KW và máy phát hình 10KW tại đài Phát sóng Vũng Chua; xây dựng mới các đài truyền thanh và trạm phát lại truyền hình ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng cao, hải đảo, vùng lõm sóng của trung ương và địa phương chưa đến được. Khi có máy công suất lớn, sẽ thực hiện chương trình PT trực tiếp hàng ngày. Ngoài ra, dùng cáp quang đẩy tín hiệu PTTH ra Bồng Sơn để phủ sóng cho các huyện phía bắc tỉnh, còn một số vùng thực lõm thì đặt trạm TVRO để phủ sóng.

Củng cố, nâng cấp các đài truyền thanh huyện, thành phố, đảm bảo đến năm 2005 có 100% các đài truyền thanh huyện, thành phố được củng cố, nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật. Đến năm 2005, xây dựng Trung tâm kỹ thuật mới cho đài truyền thanh các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn. Trang bị mới máy phát hình công suất từ 150W đến 200W cho các trạm tiếp phát lại TH các huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh. Trang bị camera chuyên dụng cho các đài truyền thanh huyện, thành phố. Đến năm 2010 thay thế toàn bộ các máy phát sóng FM và thiết bị sản xuất chương trình PT của đài truyền thanh huyện, thành phố theo công nghệ kỹ thuật số và tiến hành PT trực tiếp. Đến năm 2005 xóa điểm trắng truyền thanh cấp xã và đi vào hoạt động ổn định. 

* Khởi động   

Đến thời điểm này, các đài truyền thanh cấp huyện đều được đầu tư, với những mức độ khác nhau, nhằm nâng cấp, đổi mới thiết bị sản xuất chương trình, lắp đặt thiết bị phát thanh trực tiếp… Đến hết năm 2002, toàn tỉnh đã phát triển mới 23 đài truyền thanh cơ sở, nâng tổng số đài truyền thanh cơ sở lên 148 đài, 14 trạm tiếp phát lại TH và 25 điểm xem TH từ vệ tinh. Đã có 7/11 huyện, thành phố truyền thanh hóa đến cấp xã; còn lại 4 huyện, thành phố chưa truyền thanh hóa đến cấp xã là Quy Nhơn (3 phường); An Lão (2 xã); Phù Mỹ và Vĩnh Thạnh, mỗi huyện 1 xã. Như vậy, theo ông Đinh Bình Định, Giám đốc Đài PTTH, chỉ tiêu truyền thanh hóa cấp xã đến năm 2005 như trong đề án, sẽ được phấn đấu hoàn thành ngay trong năm 2003. 

. Lê Viết Thọ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những viên gạch nền móng đầu tiên  (06/04/2003)
Người dân kêu cứu, cơ quan chức năng làm ngơ!  (04/04/2003)
Một ngày ở làng nghề làm nhang  (03/04/2003)
Cộng đồng cần chung sức  (02/04/2003)
Chuyện về những “sứ giả ”xóm làng  (01/04/2003)
Đưa Luật Hôn nhân và Gia đình đến với đồng bào thiểu số  (01/04/2003)
Ông thôn trưởng làm lúa giống  (31/03/2003)
5 năm trong sạch, vững mạnh  (31/03/2003)
Đời thường của những “Người chiến thắng trở về”   (30/03/2003)
Người cắm cờ giải phóng trên dinh tỉnh trưởng ngày 31 tháng 3  (30/03/2003)
Các vị chỉ huy nói về ngày giải phóng Bình Định  (30/03/2003)
Hiện đại hóa ở Thư viện KHTH tỉnh Bình Định  (28/03/2003)
Trung đoàn 93 và trận đánh giải phóng Quy Nhơn  (28/03/2003)
29-3, một dấu ấn quan trọng của lịch sử Việt Nam  (28/03/2003)
Những ngày tháng không thể nào quên  (28/03/2003)