Trung tâm Trợ giúp pháp lý Bình Định:
5 năm, một chặng đường phát triển
17:45', 15/4/ 2003 (GMT+7)

Trợ giúp pháp lý

Đất nước ta đã và đang trong công cuộc xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN. Mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn rất hạn chế về pháp luật; thậm chí có người còn chưa hình dung hai từ pháp luật là gì. Thiếu luật, “đói luật” đã dẫn đến bao tệ nạn xã hội, các tội phạm hình sự, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính… không đáng có. Nhằm nâng cao dân trí về pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/QĐ (ngày 6/9/1997) về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo và đối tượng chính sách. Trung tâm TGPL của Nhà nước tỉnh Bình Định (TGPLBĐ) được chính thức thành lập ngày 19/5/1998, qua 5 năm hoạt động đã từng bước trưởng thành, tạo được niềm tin cho các đối tượng được trợ giúp.

“Vạn sự khởi đầu nan” là không tránh khỏi, TGPLBĐ rất khó khăn về tình hình biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện để hoạt động; nhưng khó khăn nhất là vấn đề hoạt động nghiệp vụ. TGPL miễn phí ra đời còn quá mới mẻ, lại là lĩnh vực xã hội rất nhạy cảm, nó mang tính đặc thù về chuyên môn; đòi hỏi người làm công tác TGPL phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chính trị và tinh thông pháp luật. Trong khi ngành Tư pháp chưa có khóa đào tạo cơ bản nào cho những người làm công tác TGPL. Cho nên những ngày đầu, các chuyên viên, cộng tác viên của Trung tâm phải vừa làm, vừa học hỏi; trao đổi kinh nghiệm với các trung tâm bạn. Nhờ sự quan tâm của Bộ Tư pháp, của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về mọi mặt; cộng với sự cố gắng nỗ lực của mỗi cá nhân, TGPLBĐ đã nhanh chóng củng cố lực lượng, cử người đi tập huấn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng cần trợ giúp, hoàn thành được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Các đối tượng có nhu cầu trợ giúp, đến với Trung tâm ngày một đông; tạo được niềm tin cho các đối tượng, trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Qua 5 năm hoạt động, TGPLBĐ đã phục vụ được 5.365 người với 5.454 vụ việc, có đủ các lĩnh vực như: dân sự, hình sự, hành chính, lao động… trong đó các vụ việc về lĩnh vực dân sự chiếm 60% tổng số. Nhận biết đời sống các đối tượng của Trung tâm rất khó khăn về mọi mặt; nhiều người, nhiều khi có nhu cầu TGPL nhưng ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hải đảo… không có kinh phí đi lại nên Trung tâm phối hợp với các địa phương tổ chức TGPL lưu động đến từng thôn bản. Qua công tác tư vấn, đại diện bào chữa, kiến nghị (thuộc các vấn đề trợ giúp) hầu hết các đối tượng được trợ giúp đều nhất trí và thỏa mãn. Nhìn chung, thông qua công tác TGPL đã giúp cho nhiều người vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc miền núi… nâng cao hiểu biết pháp luật, tháo gỡ cơ bản những vướng mắc gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp và không cần thiết, góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nhân dân, trong quan hệ giữa chính quyền và nhân dân.

. Ngọc Diên

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những giọt máu “hồi sinh”  (14/04/2003)
Chuyện dạy nghề ở làng nghề Nhơn Hậu  (13/04/2003)
Tản mạn về quốc lễ giỗ Tổ vua Hùng  (11/04/2003)
Khi thuốc trừ sâu vào chợ  (10/04/2003)
Câu cá thu trên biển Quy Nhơn  (09/04/2003)
Xơ Hằng tham gia xóa đói giảm nghèo  (08/04/2003)
Xây dựng Đảng gắn với phát triển kinh tế - xã hội  (07/04/2003)
Cho cánh sóng bay xa  (07/04/2003)
Những viên gạch nền móng đầu tiên  (06/04/2003)
Người dân kêu cứu, cơ quan chức năng làm ngơ!  (04/04/2003)
Một ngày ở làng nghề làm nhang  (03/04/2003)
Cộng đồng cần chung sức  (02/04/2003)
Chuyện về những “sứ giả ”xóm làng  (01/04/2003)
Đưa Luật Hôn nhân và Gia đình đến với đồng bào thiểu số  (01/04/2003)
Ông thôn trưởng làm lúa giống  (31/03/2003)