Nghề bán vé số
17:47', 23/4/ 2003 (GMT+7)

Bán vé số trước công ty XSKT Bình Định (ảnh: H.Bảo)

Hoạt động xổ số kiến thiết (XSKT) không chỉ tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà còn tạo ra việc làm, giúp cho hàng nghìn người có thu nhập để sinh sống. Thế nhưng bán vé số lại không được coi là việc làm, càng không coi đó là một nghề. Nhiều người vẫn quan niệm bán vé số chỉ là công việc tạm thời, bất đắc dĩ trong lúc chưa kiếm được công việc nào khả dĩ hơn.

Thế nhưng ít người biết rằng nghề bán vé số đã và đang góp phần làm cho cuộc sống của nhiều người ngày một trở nên khấm khá. Ông Huỳnh Văn L. ở An Nhơn là một minh chứng. Làm nghề bán vé số từ những năm 1977 – 1978, giờ đây ông đã là một Tổng đại lý vé XSKT lớn của huyện An Nhơn, mỗi ngày tiêu thụ hơn chục nghìn vé. Nghề phát hành vé xổ số không chỉ tạo cho cả gia đình ông có việc làm thường xuyên và ổn định với thu nhập hàng tháng lên tới hàng chục triệu đồng mà còn tạo ra việc làm cho nhiều người khác nữa. Bà Võ Thị M. H. ở Quy Nhơn cũng vậy. Vợ chồng bà đều nghỉ việc theo chế độ 176 nên cuộc sống thật khó khăn. Hai vợ chồng bà đã quyết định vào nghề bán vé số. Từ ấy cho đến nay, trải qua nhiều gian nan, vất vả lăn lộn với nghề bán vé số, giờ đây bà H. đã trở thành một Tổng đại lý vé XSKT lớn nhất khu vực Quy Nhơn. Hiện tại mỗi ngày bà H. có thể nhận và tổ chức tiêu thụ tốt gần chục nghìn vé số các loại, tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục người, tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho cả gia đình với thu nhập hàng tháng lên tới 8, 9 triệu đồng... Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp đã “đổi đời” với nghề bán vé xổ số. Còn với những người đi bán vé lẻ, nếu mỗi ngày bán được 100 – 200 vé thì thu nhập từ tỉ lệ hoa hồng mà họ được hưởng cũng không thua kém mức thu nhập của nhiều công việc khác trong xã hội hiện nay.

Toàn tỉnh hiện nay có hơn 120 người làm tổng đại lý vé số và khoảng 1.000 người làm đại lý bán vé số. Trong số họ có không ít người đã và đang ăn nên làm ra từ nghề bán vé số. Vì vậy, bán vé số rõ ràng là một công việc như mọi công việc khác và có thể coi là một nghề – nghề bán hàng.

Dĩ nhiên để thay đổi một cách nhìn, một nếp nghĩ, một quan niệm... cần phải có thời gian. Song cùng với sự phát triển của hoạt động XSKT và sự nỗ lực của những người làm nghề bán vé số, chắc chắn cái nhìn của số đông trong xã hội về công việc bán vé số sẽ có sự thay đổi.

Để kết thúc bài viết nhỏ này, chúng tôi xin trích dẫn Điều 13 của Bộ Luật Lao động Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.”

. Phan Văn

(Cty XSKT Bình Định)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cái chữ ở làng Hà Văn Trên  (22/04/2003)
Mưu sinh nơi đất khách  (21/04/2003)
Mãi mãi sáng ngời những di sản tư tưởng vĩ đại của Lê-nin  (21/04/2003)
Số vụ tai nạn giao thông vẫn không giảm  (20/04/2003)
Mười năm thắp sáng những ước mơ  (20/04/2003)
Nhìn vào thị trường bảo hiểm xe máy  (18/04/2003)
Bún cá Quy Nhơn trên đất Sài Gòn  (17/04/2003)
Sẽ được quy hoạch đồng bộ  (16/04/2003)
5 năm, một chặng đường phát triển  (15/04/2003)
Những giọt máu “hồi sinh”  (15/04/2003)
Chuyện dạy nghề ở làng nghề Nhơn Hậu  (13/04/2003)
Tản mạn về quốc lễ giỗ Tổ vua Hùng  (11/04/2003)
Khi thuốc trừ sâu vào chợ  (10/04/2003)
Câu cá thu trên biển Quy Nhơn  (09/04/2003)
Xơ Hằng tham gia xóa đói giảm nghèo  (08/04/2003)