Nghề bắt cua trên đầm Thị Nại
15:14', 5/6/ 2003 (GMT+7)

Mấy năm nay, ở xã Phước Hòa (Tuy Phước) nổi lên nghề đánh bắt cua trong đầm Thị Nại. Nghề này đã góp phần giúp bà con nông dân giải quyết công ăn việc làm trong những lúc nông nhàn.

Nghề đánh bắt cua là nghề sản xuất nhỏ, thô sơ nên không đòi hỏi phải mất nhiều vốn đầu tư vào phương tiện và ngư lưới cụ. Chỉ cần 1 chiếc xuồng nhỏ, 1 tay lưới hoặc dùng móc kéo, rập thì có thể hành nghề. Các chi phí này chỉ khoảng 500 ngàn đồng trở lại. Nghề đánh bắt cua đi tùy theo con nước: chiều tối sẫm bắt đầu đi (6 giờ) đến 1-2 giờ sáng, có khi đến sáng mới về. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó chủ tịch xã Phước Hòa - cho biết: "Trong 245 hộ ở đây thì đã có 50% số hộ có người nhà đi bắt cua rồi. Những hộ có máy móc thì đánh bắt được nhiều hơn nhưng lại tốn tiền dầu. Nghề này được cái thuận lợi là trẻ em, người già đều làm được." Bên cạnh đó, từ việc đánh bắt cua, nhiều người còn tiến tới nuôi cua. Năm 2002, một số bà con học nghề nuôi cua, mua giống thả hồ rồi cho ăn cá tạp, từ 2-3 tháng thì có thu. Có 1-2 chủ nuôi cua lồng bằng cách đóng khung. Từ tháng chạp đến tháng 6-7 là mùa cua.

Cua trong đầm bắt lên, lớn nhất thì hơn 1 kg nhưng rất hiếm, chủ yếu là trên dưới 1 lạng. Hiện nay, giá cua bán trên thị trường: cua 2 lạng 50.000đ/kg, cua sô (1 lạng) 30.000đ/kg, cua nhỏ 20.000đ/kg. Ông Nguyễn Văn Ba - 55 tuổi ở xóm Bờ đê mới, thôn Kim Đông, Phước Hòa, cho biết: "Cũng nhờ nghề này mà vợ chồng chúng tôi mới nuôi đủ 3 con ăn học, không giàu nhưng cuộc sống cũng có cái ăn cái mặc đầy đủ. Nếu không có cua thì bà con khổ nhiều, cua không xuất khẩu được thì đói."

Lúc rỗi rảnh, thủy triều xuống thì cả dân làng ra dùng móc kéo, mành nhũi bắt cua. Đêm nước ròng, bà con đi bắt cua nhiều hơn. Thời tiết ấm trời, đêm "trúng" thì có thể thu nhập từ 100- 150.000đ/đêm, trung bình thì 40-50.000đ/đêm. Anh Đặng Đình Trú, một người ở địa phương, cho biết kinh nghiệm bắt cua: "Thời tiết thay đổi thì cua dụi xuống bùn, trời không gió nhưng có nước chảy, nước lên cua ít bò. Nước lên, nước rút trong đêm thì có thu nhiều hơn. Trước kia, trăng lên người ta đi bắt cua rất ít, bây giờ có trăng không trăng người ta cũng đi. Làm nghề này, vừa có kinh nghiệm vừa cần cù thì sẽ thu hoạch nhiều hơn".

Hiện nay, ở địa phương, những người không làm nghề đánh bắt cua, nuôi cua thì họ cũng làm nghề buôn bán cua. Thời gian gần đây ở vùng đầm Thị Nại thuộc các xã Nhơn Hội (Quy Nhơn), Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thuận (Tuy Phước) lại xuất hiện khá nhiều cua biển giống, 1 người có thể bắt được từ 150-200 con cua/ngày, bình quân thu nhập 50-80.000đ/ngày/người. Dù vậy, hiện nghề đánh bắt cua đang gặp khó khăn do môi trường nước bị nạn xung điện, xiếc máy hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, nghề này chỉ làm được trong mùa nắng, mùa mưa phải nghỉ nên đời sống của các hộ chuyên nghề cũng khá vất vả.

. Hải Âu

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cần sớm làm sáng tỏ vụ việc  (04/06/2003)
Quang Trung - Nguyễn Huệ với sự nghiệp thống nhất đất nước  (03/06/2003)
Kinh nghiệm phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Quy Nhơn  (02/06/2003)
Nỗi niềm Trà Ổ   (01/06/2003)
Vài nét về Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6  (30/05/2003)
Hành nghề y - dược tư nhân ở Tuy Phước sẽ đi vào nề nếp  (29/05/2003)
Làng gánh cá  (28/05/2003)
Những người bóc vỏ cây  (27/05/2003)
Nhìn từ một khu phố  (26/05/2003)
Phổ cập giáo dục THCS- Đích đến không còn xa  (26/05/2003)
Sở Giao thông Vận tải có chèn ép, gây khó khăn cho hoạt động của HTX Bến xe khách Quy Nhơn?  (25/05/2003)
An cư cho hộ nghèo  (25/05/2003)
Rồi sẽ không còn người cơ nhỡ, xin ăn  (23/05/2003)
Kết thúc điều tra chuyên án vụ trộm máy vi tính  (22/05/2003)
Một dự án nhân đạo cho người nghèo bị cụt chi   (22/05/2003)