Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Để đi vào chiều sâu
17:2', 23/6/ 2003 (GMT+7)

Sau ba năm triển khai (7-2000 – 7-2003), phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) đã có bước phát triển rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để phong trào đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả.

Ngay từ khi triển khai, Ban chỉ đạo phong trào được thành lập và kiện toàn từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, cũng như trong các ban, ngành của tỉnh. Ban vận động được thành lập ở các làng, khu phố. Ban chỉ đạo các cấp đã có kế hoạch triển khai khá cụ thể, tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào.

Đặc biệt, trong năm 2002, Liên hoan gia đình văn hóa, Liên hoan làng văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh đã được tổ chức thành công. Ở các huyện, thành phố, như An Nhơn tổ chức thành công liên hoan làng văn hóa từ cơ sở đến huyện; Tuy Phước tổ chức liên hoan làng văn hóa tại một số địa phương trong huyện. Các hoạt động này đã tạo động lực rất lớn với phong trào.

Nhờ những nỗ lực đó, công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh về chất lượng cũng như số lượng. Năm 2001, toàn tỉnh có 236.382 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 84,3% trên tổng số hộ đăng ký, thì năm 2002 con số này là 246.188 hộ, chiếm tỷ lệ 87,58%. Qua hai năm 2001 và 2002, UBND tỉnh đã công nhận 260 gia đình văn hóa xuất sắc.

Công tác xây dựng nếp sống văn minh có nhiều chuyển biến. Toàn tỉnh hiện có 164 CLB, mỗi CLB trung bình hoạt động 22 buổi/năm; tiêu biểu là các CLB thanh niên, CLB tiền hôn nhân, CLB văn hóa - nghệ thuật truyền thống, CLB sinh vật cảnh, CLB gia đình văn hóa. Đáng chú ý, năm 2002, tại Quy Nhơn xuất hiện CLB trưởng ban vận động xây dựng khu phố văn hóa với nội dung sinh hoạt như trao đổi học tập, kinh nghiệm, tuyên dương những gương điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy cuộc vận động. Công tác vận động khôi phục thiết chế nhà rông ở các bản làng dân tộc thiểu số được chú trọng. Toàn tỉnh đã có 55 nhà rông, thật sự là những trung tâm sinh hoạt văn hóa của bản làng trong quá trình xây dựng làng văn hóa. Điểm bưu điện văn hóa xã phát triển và hoạt động có hiệu quả. Hiện có 91 điểm đã đi vào hoạt động.

Nổi bật là cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư. Năm 2002, toàn tỉnh đã có 193 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư xuất sắc, chiếm 18,5%; 434 khu dân cư tiên tiến, chiếm 41,5% khu dân cư toàn tỉnh. Cuộc vận động này đã góp phần đắc lực cho việc triển khai phong trào TDĐKXDĐSVH, nhất là phát huy truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, động viên nội lực của các tầng lớp nhân dân, giải quyết những bức xúc của cộng đồng, cùng nhau phát triển và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Trong công tác xây dựng làng bản, khu phố văn hóa, năm 2002, toàn tỉnh có thêm 204 làng, khu phố tổ chức đăng ký xây dựng làng, khu phố văn hóa, nâng tổng số làng, khu phố đã đăng ký lên đến 489/1.042 làng, thôn, khu phố, tăng 19,58% so với năm 2001. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều đổi mới.

Bên cạnh đó, cuộc vận động xây dựng công sở văn hóa đã có sự phát triển. Toàn tỉnh có 936 công sở đăng ký xây dựng công sở văn hóa và 1.103 đơn vị, công sở hoàn thành việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, huyện Phù Cát có 100% trường học và 83,5% cơ quan đăng ký, qua kiểm tra, BCĐ huyện đã xếp loại 36 công sở và 4 trường học đạt xuất sắc, 25 công sở và 43 trường học đạt khá.

Nhìn chung, phong trào đã được triển khai rộng khắp từ miền núi, nông thôn đến đô thị, chất lượng cũng được nâng lên. Tuy nhiên, trên một số mặt, vẫn còn những hạn chế. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, xếp loại, đánh giá kết quả phong trào ở các địa phương triển khai còn chậm, làm ảnh hưởng đến công tác sơ kết phong trào. Một số ban, ngành trong tỉnh vẫn chưa thành lập BCĐ của ngành mình. Việc biên soạn và thực hiện quy ước còn chung chung, chưa khai thác thế mạnh của từng địa phương. BCĐ một số xã vẫn chưa thực sự là hạt nhân của phong trào, dẫn đến lúng túng trong việc chỉ đạo phong trào. Vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự đầu tư của cấp trên để xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, mà chưa huy động và khai thác triệt để nguồn lực trong nhân dân từ công tác xã hội hóa.

. Khải Nhân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Gắn việc lãnh đạo phát triển kinh tế với xây dựng Đảng  (23/06/2003)
Hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống tội phạm  (22/06/2003)
Góp phần đổi mới diện mạo thành phố  (20/06/2003)
Để báo Bình Định ngày thêm hấp dẫn bạn đọc  (19/06/2003)
Chuyện người đàn bà xóm Núi  (18/06/2003)
Đem Luật Hôn nhân và Gia đình về làng K8   (18/06/2003)
Đã nâng cao được nhận thức, hành động trong phụ nữ về tài nguyên và môi trường  (16/06/2003)
Nhìn lại một mùa thi  (15/06/2003)
Những kết quả bước đầu trong công tác xây dựng chi bộ quân sự xã, thị trấn ở An Nhơn  (13/06/2003)
Các cơ quan chức năng nói gì về "sự cố 8 tấn cá nóc" ?  (12/06/2003)
Đến với khu nhà rầm Quy Nhơn  (11/06/2003)
Nghề đãi sạn ở xóm chài Hòa Lạc  (10/06/2003)
Xử lý chất thải rắn y tế: Đã an toàn hơn  (10/06/2003)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thi đua ái quốc  (09/06/2003)
Sở Giao thông Vận tải Bình Định vừa đá bóng, vừa thổi còi   (08/06/2003)