Ghi nhận qua cuộc gặp mặt gia đình tiêu biểu năm 2003
17:1', 3/7/ 2003 (GMT+7)

Tiết mục văn nghệ của các cháu thiếu nhi Quy Nhơn tại cuộc gặp mặt. (ảnh: La Ánh)

Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28-6), song song với việc đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ ở các xã vùng sâu, vùng xa; tặng quà cho trẻ em mồ côi, khuyết tật, Ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh còn tổ chức gặp mặt 22 gia đình tiêu biểu với 82 thành viên. Cuộc gặp mặt nhằm biểu dương thành tích các gia đình đã đạt được trong phong trào xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Trong 22 gia đình có 11 gia đình là công nhân viên chức, 8 gia đình là nông dân, 3 gia đình là người dân tộc thiểu số và 4 trẻ em mồ côi, khuyết tật.

Gia đình anh chị Hồ Thị Thu Thủy và Đặng Hoàng Phương là một gia đình có 3 thế hệ sống chung trong một căn nhà nhỏ ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân. Anh chị sống bằng nguồn thu nhập chính từ 5 sào ruộng, 200 cây đào, 70 gốc hồ tiêu, chăn nuôi heo gà và 1 vườn cây ăn trái xum xuê. Gia đình chị có 2 cháu, cháu lớn 12 tuổi, cháu nhỏ 8 tuổi, đều khỏe mạnh, chăm ngoan và là học sinh giỏi xuất sắc nhiều năm liền.

Gia đình anh Đinh Số người dân tộc Ba Na ở làng Thạnh Quang, xã Vĩnh Hiệp, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, là người dân tộc thiểu số nhưng anh chị sớm nhận thức và thực hiện mô hình gia đình nhỏ, ít con để có điều kiện phát triển kinh tế và nuôi dạy con tốt. Anh chị có 2 cháu, cháu lớn đang học lớp 10, cháu nhỏ học lớp 6; các cháu đều cố gắng học tập chăm chỉ, đạt học sinh khá – giỏi. Ngoài làm ruộng anh chị còn trồng 5.000 cây đào đang trong giai đoạn thu hoạch, nuôi 5 con bò, 10 con heo; hàng năm thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng. Anh Đinh Số còn là người vận động bà con dân bản thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; anh thường xuyên tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho bà con bản làng noi theo.

Trong số 9 ý kiến phát biểu tọa đàm có 2 ý kiến của hai em mồ côi, khuyết tật. Em Lê Quang Thảo ở phường Ngô Mây (TP Quy Nhơn) mồ côi mẹ lúc 3 tuổi và em của em mới 1 tuổi. Ba em làm nghề đạp xe xích lô nên cuộc sống của ba cha con rất khó khăn túng thiếu. Sau khi ba có vợ khác được 3 năm thì ba bị tai nạn qua đời. Lúc đó em 12 tuổi, rất hoang mang lo sợ không biết mẹ kế có cưu mang hai anh em không? Ngược lại với suy nghĩ của em là sự quan tâm chăm sóc của dì đối với các em hết sức chu đáo; hàng ngày dì dậy sớm đi bán xôi, trưa đi bán đậu hũ, tối về xách nước cơm nấu cám cho heo ăn lấy tiền nuôi con chồng ăn học. Nhờ dì động viên nên 10 năm liền Thảo và đứa em đều đạt học sinh tiên tiến.

Em Nguyễn Bích Dương ở xã Phước Quang, huyện Tuy Phước có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình nghèo, bản thân em bị bại liệt hai chân phải đi lại bằng hai nạng gỗ và nẹp chân; nhưng em đã vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật vươn lên học tập đạt học sinh tiên tiến 5 năm liền…

Qua cuộc gặp mặt lần này, hy vọng phong trào xây dựng gia đình văn hóa sẽ được phối hợp tổ chức tốt hơn ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh và cuộc gặp mặt các gia đình tiêu biểu năm sau sẽ quy tụ nhiều gia đình hơn với những thành tích xuất sắc hơn.

. La Quang Ánh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Gương mặt mới ở Chánh Khoan Đông  (02/07/2003)
Quy Nhơn - Nóng cùng mùa thi  (02/07/2003)
Quy Nhơn đón chào sĩ tử  (02/07/2003)
Nhìn lại công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương  (30/06/2003)
Họ Quách khuyến học  (29/06/2003)
Chuyện một đời cày thuê  (27/06/2003)
Một tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa  (26/06/2003)
Truyền thống gia đình xưa và nay  (26/06/2003)
Chủ trương hợp ý Đảng, lòng dân  (25/06/2003)
Xóm "Lò Heo" đã bình yên  (24/06/2003)
Để đi vào chiều sâu  (23/06/2003)
Gắn việc lãnh đạo phát triển kinh tế với xây dựng Đảng  (23/06/2003)
Hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống tội phạm  (22/06/2003)
Góp phần đổi mới diện mạo thành phố  (20/06/2003)
Để báo Bình Định ngày thêm hấp dẫn bạn đọc  (19/06/2003)