Hạnh phúc của đôi vợ chồng người thương binh xứ dừa
15:24', 18/7/ 2003 (GMT+7)

Anh Trần Văn Triệu là thương binh loại 1/4 và chị Trương Thị Phụng thương binh loại 2/4 cùng ở thôn Giao An, xã Hoài Châu Bắc (Hoài Nhơn) và họ cùng sống chung trong một mái ấm gia đình.

Sinh ra và lớn lên ở xứ dừa Hoài Nhơn trong thời khói lửa chiến tranh, anh Triệu và chị Phụng đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia vào du kích địa phương từ những năm sáu mươi. Năm 1969, trong một trận đánh ác liệt, anh Triệu bị mảnh đạn xuyên qua gối chân trái và lọt vào tay giặc. Chúng đưa anh vào Quy Nhơn cấp cứu, chữa trị hòng mua chuộc và khai thác các đầu mối cơ sở của ta để tiêu diệt. Sau khi biết không thể khai thác được gì, bọn chúng đã gây mê, băng bó chân bị thương và tháo khớp chân không bị thương của anh theo kiểu "nhân đạo của Mỹ" rồi tống anh ra nhà tù Côn Đảo. Chị Phụng cũng đã chịu bao cực hình tra tấn dọc theo các nhà tù của địch, từ Quy Nhơn đến Biên Hòa rồi ra Côn Đảo.

Năm 1973, hai người được trao trả lại Lộc Ninh. Họ gặp lại nhau trong tình cảnh mừng mừng tủi tủi của đồng đội năm nào - của những người bạn tù và của hai người con thương tật cùng xa quê mẹ. Bao nhiêu căm hờn, tủi nhục gửi vào những trận đánh, họ tiếp tục chiến đấu đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trở lại quê nhà, hai người đồng cảnh ngộ đã cảm thông và cùng chia sẻ dưới một mái ấm gia đình. Vợ chồng anh Triệu - chị Phụng tiết kiệm, gom góp tiền trợ cấp thương tật để làm vốn ban đầu gầy dựng lại nghề truyền thống: chế biến dầu dừa kết hợp chăn nuôi gia súc. Những ngày đầu khó khăn chồng chất nhưng vợ chồng anh chị với sức khỏe còn lại vẫn vừa tham gia công tác địa phương vừa chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Ngày ra đồng trồng rau trồng lúa và tranh thủ đi đến bà con hàng xóm dạo mua dừa khô, đêm về cặm cụi các công đoạn chế biến dầu dừa và tận dụng phụ phẩm để chăn nuôi gia súc.

Kể lại những năm tháng ấy, chị Phụng không nén được xúc động: "Để tôi có thời gian chăm sóc con nhỏ, ban ngày anh Triệu chống nạng ra đồng, đêm đến lại lục đục vừa ép dầu dừa vừa lo rau heo cháo qué. Vợ chồng lăn vào công việc mà cứ tưởng mình còn đủ cả tay chân". Hiệu quả kinh tế chính là nguồn động viên cho vợ chồng thương binh này vượt lên chính bản thân mình. Sau vài năm tích lũy, anh chị đã xây dựng ngôi nhà ngói 3 gian và dần dần mua sắm vật dụng gia đình, nuôi con khôn lớn.

Giữa vùng đất chủ yếu trồng cây dừa, cây lát và dăm ba sào ruộng lúa trên chân cát trắng, vợ chồng anh Triệu - chị Phụng được sự đùm bọc, giúp đỡ của bà con đã kiếm đủ cái ăn rồi từng bước đi lên có tích lũy. Đến nay vợ chồng anh chị thu nhập bình quân hàng năm từ 25 đến 30 triệu từ việc chế biến dầu dừa và chăn nuôi đàn lợn 32 con.

Con trai đầu của anh chị đã tốt nghiệp đại học và được nhận vào làm việc tại Công ty Viễn thông quân đội, còn cô gái út đang là học sinh giỏi của trường phổ thông cơ sở Hoài Châu Bắc.

. Nguyễn Dự

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trả lời thỏa đáng những bức xúc của cử tri  (17/07/2003)
Xã Cát Tài chăm lo công tác khuyến học   (17/07/2003)
Dạy nghề: Để cung gặp cầu   (15/07/2003)
Một ngày với xóm lưới...   (14/07/2003)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên   (14/07/2003)
Nhanh chóng làm rõ vụ cướp trên bãi biển Quy Nhơn   (13/07/2003)
Khi người nghiện đã quyết tâm   (13/07/2003)
Những quả ngọt đầu mùa   (11/07/2003)
Những thành công và thách thức của chương trình dân số ở Bình Định  (10/07/2003)
Làm gì để đạt hiệu quả cao hơn?  (09/07/2003)
An Nhơn - Tuy Phước đón chào sĩ tử  (08/07/2003)
Nhịp sống mới ở Nhơn Lý  (07/07/2003)
Đợt thi ĐH, CĐ đầu tiên tại cụm thi Quy Nhơn: An toàn, nghiêm túc   (06/07/2003)
Xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân chất độc da cam  (04/07/2003)
Ghi nhận qua cuộc gặp mặt gia đình tiêu biểu năm 2003  (03/07/2003)