An Nhơn với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"
19:44', 31/7/ 2003 (GMT+7)

Trong 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ và ác liệt, huyện An Nhơn đã sản sinh ra hàng vạn người con ưu tú đi theo Đảng làm cách mạng, góp sức với nhân dân cả nước giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn thì đã có 11 xã, thị trấn được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1 xã đã đề nghị lên Trung ương chờ quyết định) cùng với 2.772 liệt sĩ, 1.199 thương bệnh binh, 109 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Ghi nhận công lao đó, trong nhiều năm qua, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong các phong trào đền ơn đáp nghĩa đã góp phần từng bước ổn định cuộc sống cho các gia đình chính sách. Hiện nay, huyện đang chi trả trợ cấp hàng tháng cho 2.500 đối tượng với kinh phí hơn 1,5 tỉ đồng. Hàng năm huyện còn trích ngân sách hơn 30 triệu đồng để thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng nhân các ngày lễ, tết và chi hàng chục triệu đồng để cứu tế đột xuất cho các đối tượng chính sách khi ốm đau, hoạn nạn… Chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện đã có những việc làm thiết thực đền ơn đáp nghĩa: tặng 184 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 100 triệu đồng, vận động cán bộ nhân dân trong huyện đóng góp gần 500 triệu đồng vào Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", xây dựng và trao tặng 52 ngôi nhà tình nghĩa trị giá trên 500 triệu đồng cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ neo đơn, thương binh nặng, con liệt sĩ mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Huyện An Nhơn cũng rất quan tâm xây dựng, sửa chữa nhà ở đơn sơ cho các gia đình chính sách. Từ năm 2000 đến nay, đã có hơn 250 ngôi nhà đơn sơ của các hộ chính sách trong huyện được xây dựng mới và bàn giao đưa vào sử dụng. Ngoài ra, huyện còn giúp đỡ đối tượng là thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh và những người có công với nước thể hiện trong việc ưu tiên chọn ruộng đất tốt, miễn giảm tiền sử dụng đất, ưu tiên vay vốn giải quyết việc làm, vốn xóa đói giảm nghèo để giúp đối tượng chính sách có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trong huyện.

Để góp phần gìn giữ truyền thống cách mạng của quê hương, huyện cũng đã xây dựng nhà bảo tàng lưu giữ hơn 450 hiện vật lịch sử có giá trị, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng 10 nhà bia, Đài tưởng niệm liệt sĩ tại thị trấn Bình Định, xây dựng bia cho 100 mộ liệt sĩ, xây dựng 4 nhà bia liệt sĩ ở Nhơn An, Nhơn Lộc, Nhơn Hạnh và Nhơn Hưng với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng. Trong đó, tỉnh hỗ trợ 360 triệu, còn lại là ngân sách huyện và xã. Như vậy đến nay, huyện đã có 14 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 2/3 số này đều được xây dựng theo đúng quy cách. Công tác quy tập hài cốt về nghĩa trang cũng đạt được kết quả đáng kể. Hơn 2.772 mộ liệt sĩ được đưa về các nghĩa trang liệt sĩ của 15 xã, thị trấn, thể hiện trách nhiệm của mọi người đối với những người đã hy sinh vì đất nước.

Kết quả của phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" ở An Nhơn đã góp phần đưa đời sống của các gia đình chính sách phát triển khá, số hộ chính sách nghèo giảm còn 35 hộ chiếm 1% so với tổng số hộ nghèo của huyện.

. Thục Quyên

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
"Tôm tặc" sa lưới   (29/07/2003)
Hậu nấm linh chi ở An Lão   (27/07/2003)
Chuyện về ba phụ nữ vượt lên nỗi đau   (25/07/2003)
Đi tìm đồng đội   (25/07/2003)
Đòn bẩy của năng suất, chất lượng, hiệu quả   (24/07/2003)
Thi công Dự án cấp nước TP Quy Nhơn: Vì sao gặp nhiều trở ngại?   (23/07/2003)
Hè... muôn năm cũ   (22/07/2003)
Phát triển làng nghề và vấn đề giải quyết việc làm   (21/07/2003)
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động   (20/07/2003)
Hạnh phúc của đôi vợ chồng người thương binh xứ dừa   (18/07/2003)
Trả lời thỏa đáng những bức xúc của cử tri  (17/07/2003)
Xã Cát Tài chăm lo công tác khuyến học   (17/07/2003)
Dạy nghề: Để cung gặp cầu   (15/07/2003)
Một ngày với xóm lưới...   (14/07/2003)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên   (14/07/2003)