Nhà nước và nhân dân cùng... chỉnh trang đô thị
16:19', 13/8/ 2003 (GMT+7)

Quy Nhơn đang tập trung chỉnh trang đô thị

TP Quy Nhơn đang tập trung chỉnh trang đô thị trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp. Đề án "Về công tác giải tỏa chỉnh trang đô thị" của UBND thành phố đã đề ra phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm huy động nhiều hơn nguồn lực cho công tác này.

Những năm qua, TP Quy Nhơn đã tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhờ vậy bộ mặt thành phố đã có nhiều thay đổi, nhiều tuyến đường đã được nâng cấp mở rộng, nhiều đường đất, đường hẻm đã được thay bằng đường nhựa, đường bê tông. Nhiều khu dân cư đã thay đổi hẳn diện mạo, góp phần tạo nên một bộ mặt mới cho TP Quy Nhơn, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, ngân sách thành phố hàng năm chi cho công tác chỉnh trang đô thị quá ít, nên không thể đáp ứng kịp thời công tác xây dựng hệ thống đường phố, đường hẻm, đường giao thông nông thôn. Năm 2002, kinh phí chỉnh trang đô thị hơn 700 triệu đồng thì đến năm 2003, con số này chỉ khoảng 400 triệu.

Trước thực tế như vậy, những năm gần đây, nhất là trong năm 2000, việc xây dựng một số tuyến đường của TP Quy Nhơn đã áp dụng phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Cụ thể là các tuyến đường: Nguyễn Lạc, Trần Độc, Lý Tự Trọng; hẻm 126 Hai Bà Trưng, hẻm 250 Tăng Bạt Hổ; đường vào Bệnh viện Tâm thần, đường vào KV5 và KV6 phường Bùi Thị Xuân, đường vào KV7 phường Nhơn Phú, đường vào HTX Nông nghiệp 2 Nhơn Bình, đường vào KV1 và KV2 phường Ghềnh Ráng, hẻm 548 Nguyễn Thái Học, đường Hưng Long- Xương Lỹ xã Nhơn Lý… Theo phương thức này, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng các tuyến đường, còn nhân dân tự tháo gỡ tường rào, cổng ngõ, nhà tạm, cây cối, vật kiến trúc và đóng góp phần đất nằm trong lộ giới đường để giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tư xây dựng; riêng phần nhà xây dựng kiên cố, hợp pháp nằm trong lộ giới đường thì Nhà nước hỗ trợ, bồi thường phần nhà bị giải tỏa. Sau khi làm đường, đường phố trở nên sạch, đẹp, giá trị nhà đất tăng thêm, phần hưởng lợi trước hết là người dân ở trên các tuyến đường này.

Trong việc bồi thường khi giải tỏa xây dựng các tuyến đường không khai thác quỹ đất, UBND thành phố phối hợp với Ủy ban MTTQ, các đoàn thể và các địa phương vận động thuyết phục nhân dân tự nguyện không nhận tiền đền bù tường rào, cổng ngõ, nhà tạm, cây cối, vật kiến trúc và phần đất trong diện giải tỏa để Nhà nước có điều kiện xây dựng, nâng cấp đường. Khi vận động đủ 80% số hộ trong diện giải tỏa đồng ý thì tiến hành xây dựng đường. Tiếp tục vận động số hộ còn lại thực hiện quyết định của đa số theo tinh thần Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường. Với các hộ bị giải tỏa trắng thì được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Với các hộ có một phần nhà kiên cố, hợp pháp nằm trong lộ giới đường thì được hỗ trợ, bồi thường phần nhà bị giải tỏa, phần đất không bồi thường.

Để thực hiện theo phương thức trên, Phòng Quản lý Đô thị thành phố sẽ chịu trách nhiệm cắm mốc giới đường phố có tên, UBND phường, xã cắm mốc giới đường hẻm, đường giao thông nông thôn. Sau đó, UBND phường, xã sẽ đưa về khu vực hoặc liên khu vực dân cư trên tuyến đường thảo luận, bàn bạc, thống nhất phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm", vận động nhân dân tự tháo dỡ tường rào, cổng ngõ, nhà tạm, cây cối, vật kiến trúc và đóng góp phần đất trong lộ giới đường để giải phóng mặt bằng. Nhà nước đầu tư xây dựng đường phố có tên và hỗ trợ một phần để nhân dân đầu tư làm đường hẻm, đường giao thông nông thôn. Khi vận động được 80% số hộ dân nhất trí trở lên thì tiến hành tháo dỡ. Số còn lại tiếp tục vận động để họ tự giác tháo dỡ. Nếu các hộ còn lại không đồng thuận, thì biểu quyết tập thể việc tháo dỡ để thi công tuyến đường.

Với Đề án này, hy vọng, TP Quy Nhơn sẽ có thêm điểm tựa, đẩy nhanh công tác chỉnh trang đô thị.

. Lê Viết Thọ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Còn đó nạn chảy máu động vật rừng!   (12/08/2003)
Heo xuống giá, người chăn nuôi khó khăn   (11/08/2003)
Tái định cư: Người dân vẫn chưa an cư   (10/08/2003)
Từ nay đến năm 2005, KCN Phú Tài sẽ có nhu cầu tiếp nhận 10.000 lao động?   (08/08/2003)
Đưa tin học vào nhà trường   (07/08/2003)
Báo điện tử - Bước phát triển mới của Báo Bình Định   (06/08/2003)
Chuyện vui nhặt ở Quy Nhơn   (06/08/2003)
Sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên: Vẫn là mối đe dọa lớn   (05/08/2003)
Gian nan nội trú cho học sinh trường chuyên   (05/08/2003)
Những chuyển biến trong cải cách thủ tục hành chính ở Sở Kế hoạch - Đầu tư   (04/08/2003)
Thấy gì qua công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm?   (04/08/2003)
Để thật sự là cầu nối giữa người và việc   (03/08/2003)
Hoài Xuân với công tác Đền ơn đáp nghĩa   (01/08/2003)
Một cô giáo yêu nghề, mến trẻ   (31/07/2003)
An Nhơn với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"  (31/07/2003)