Hoạt động văn hóa, xã hội ở Bình Định qua nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng
16:51', 6/1/ 2004 (GMT+7)

Chảo thu phát sóng truyền hình ở Bình Định (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, trong những năm qua, hoạt động văn hóa thông tin (VHTT) ở Bình Định có nhiều tiến bộ, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo báo cáo đánh giá của Tỉnh ủy, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh, góp phần tạo ra nếp sống văn minh, trật tự kỷ cương trong xã hội. Chất lượng các hoạt động VHTT, báo chí từng bước được nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 9/11 huyện, thành phố được truyền thanh hóa đến cấp xã. Diện phủ sóng phát thanh đạt 95%, sóng truyền hình 90%; thời lượng phát sóng tăng đáng kể. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực VHTT có tiến bộ. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa đạt được kết quả bước đầu, nhất là về tổ chức các hoạt động văn hóa ở cơ sở.

Các hoạt động xã hội, chăm sóc người có công với nước được quan tâm thực hiện hiệu quả. Những năm qua, bằng việc phát triển sản xuất, kinh doanh và nhiều biện pháp xúc tiến việc làm, số lao động tham gia trong nền kinh tế tăng bình quân 3 năm là 2,3%. Hàng năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho 2 - 2,2 vạn người, góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị từ 6,28% năm 2001 xuống còn 5,63% năm 2003. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2002 đạt 14% (mục tiêu của Đại hội XVI là 25% vào năm 2005).

Chương trình xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành và các đoàn thể nhân dân tích cực triển khai thực hiện. Từ năm 2000 đến nay, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 4.000 ngôi nhà thuộc diện hộ nghèo có nhà ở đơn sơ, với tổng kinh phí 20 tỉ đồng. Số hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2003 còn 9,4% (mục tiêu đến 2005 còn dưới 5%).

Các hoạt động chăm sóc người có công được triển khai sâu rộng. Thực hiện có kết quả các phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", từ năm 2000 đến năm 2003, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 6.223 nhà ở cho người có công, với mức kinh phí trên 41 tỉ đồng. Đã công nhận 117 xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, chiếm 76% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Tuy vậy, hoạt động VHTT vẫn còn nhiều bất cập; chưa hết những sai phạm trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa ở nhiều nơi còn mang tính hình thức. Chất lượng sóng truyền hình ở nhiều vùng còn thấp, không ổn định; thời lượng phát sóng có tăng, nhưng nội dung một số chương trình chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng hạn chế. Thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề và xuất khẩu lao động không đạt kế hoạch. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng lao động thấp. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc vẫn còn phức tạp.

Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh đã đề ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động VHTT theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tăng cường kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa gắn với việc  bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng làng, khu phố văn hóa, công sở văn hóa. Nâng cao chất lượng nội dung báo chí, phục vụ tốt nhu cầu cung cấp thông tin; tiếp tục tăng diện phủ sóng phát thanh - truyền hình ở vùng sâu, vùng xa, tăng thời lượng phát thanh bằng tiếng dân tộc.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, xúc tiến tìm kiếm thị trường lao động để giới thiệu việc làm trong và ngoài nước, tổ chức các hội chợ việc làm hàng năm; phấn đấu trung bình mỗi năm thu hút 2,1 - 2,2 vạn lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% vào năm 2005. Đẩy mạnh việc thực hiện đề án xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh thực hiện việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia xóa đói giảm nghèo trên từng địa bàn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2005 còn dưới 5% hộ nghèo (theo chuẩn mới) và xóa nhà tạm bợ cho 100% hộ nghèo. Thực hiện tốt chính sách người có công với nước, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa. Kịp thời giúp đỡ, cứu trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tập trung các biện pháp phòng chống, đẩy lùi và bài trừ các tệ nạn xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án giải quyết người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn.

TRẦN NGỌC

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trường Công nhân kỹ thuật Quy Nhơn: Vươn đến tương lai  (05/01/2004)
Sau 5 năm thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở: Hòa hợp giữa ý Đảng, lòng dân, phép nước   (05/01/2004)
Khi phái đẹp gánh việc phường   (05/01/2004)
Một số ý kiến đánh giá của bạn đọc đối với Bình Định điện tử  (01/01/2004)
Một năm "nhắp chuột" với Bình Định điện tử  (01/01/2004)
Bình Định điện tử "thôi nôi"  (01/01/2004)
Hoa niên thời đại  (31/12/2003)
Nét nổi bật về Hội thi báo cáo viên giỏi tư tưởng Hồ Chí Minh ở xã, phường  (30/12/2003)
Công đoàn Cảng Quy Nhơn: Phát huy phong trào thi đua lao động sản xuất  (28/12/2003)
Học sinh bán trú Vân Canh: Bao giờ có trường lớp mới?   (26/12/2003)
Chuyện xây dựng đời sống mới ở giáo xứ Gò Thị   (25/12/2003)
Nhân ngày dân số Việt Nam (26-12): 42 năm và một chính sách nhất quán  (24/12/2003)
Nhà ở tập thể cho giáo viên - khó nhưng sẽ được  (23/12/2003)
Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế qua nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng   (22/12/2003)
Đêm bão tố  (21/12/2003)