Kỷ niệm 54 năm Ngày HSSV Việt Nam (9-1-1950 – 9-1-2004)
Hãy để hoa thay cho súng đạn
15:11', 7/1/ 2004 (GMT+7)

Nữ sinh Đại học Quy Nhơn

Trong phong trào học sinh sinh viên (HSSV) phản đối chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam, các HSSV Việt Nam không đơn độc. Cùng với họ, ở bên kia bờ đại dương, những SV Mỹ cũng vào cuộc.

Ngày 4-5-1970 đã trở thành ngày đẫm máu của SV Mỹ, cũng là ngày chiến tranh Việt Nam thật sự nổ ra trong lòng nước Mỹ với đầy đủ súng đạn, máu và nước mắt. Lính vệ binh quốc gia Mỹ đã bắn thẳng vào đám đông SV Trường đại học (ĐH) Kent (tiểu bang Ohio, Mỹ) đang biểu tình kêu gọi chính quyền Nixon chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và Campuchia. Bốn sinh viên, không ai quá tuổi đôi mươi, đã ngã xuống.

Allison Krause, SV năm 1, 19 tuổi, giỏi văn học nghệ thuật và hội họa. Tại ĐH Kent, cô nổi tiếng là người kịch liệt phản đối Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Buổi sáng đầu tiên của cuộc xuống đường, chính cô là người đã gắn một đóa hoa vào mũi súng của một vệ binh quốc gia. "Hoa luôn tốt hơn súng đạn" - cô nói. Chiến tranh Việt Nam đã gắn với tên tuổi của cô, ít nhất là đối với lịch sử của Trường ĐH Kent, như một "người đưa tin cho tình yêu giữa người và người".

Còn William Schoeder, cũng 19 tuổi khi anh ngã xuống trên sân trường vì phong trào phản chiến ở Mỹ. Thời niên thiếu, William đã nổi tiếng là một hướng đạo sinh gương mẫu. Anh là một SV xuất sắc, đóng kịch hay, chơi bóng rổ giỏi. Sandy Scheuer thì lớn hơn William một tuổi. Cô là người tích cực chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam nhưng cô không phải là người ném đá vào các vệ binh quốc gia trong buổi sáng định mệnh đó. Cô không chống lại lính vệ binh, cô chỉ chống lại chiến tranh Việt Nam, bởi cô nghĩ: không có lý do gì để đưa thanh niên Mỹ đến Việt Nam để chết.

Người cuối cùng trong số 4 SV bị bắn chết trên sân trường ĐH Kent là Jefferey Glenn Miller, cũng mới 20 tuổi. Jefferey đã từng nói thẳng với bạn bè: "Thà bị đi đày còn hơn là đi đánh nhau ở Việt Nam". Máu của anh đã chảy dài trên lối vào giảng đường như lời tố cáo mạnh mẽ cuộc chiến tranh phi nghĩa Mỹ đang gây ra ở Việt Nam. Bạn bè anh nhận xét rằng: "Jefferey chỉ là một thanh niên trung bình, cậu ấy mong muốn mọi chuyện đều trở nên tốt đẹp hơn. Cậu ấy đã là người hy sinh, dù không bao giờ muốn bạo động"

Ngay sau khi 4 SV ở ĐH Kent bị bắn chết, ngày 7-5-1970, SV Hoa Kỳ trên toàn quốc đã bắt đầu những cuộc bãi khóa và biểu tình, chống lại sự can thiệp của Mỹ ở Đông Dương. Tại ĐH Maryland, 2.000 SV đã xuống đường bạo loạn. ĐH Syracuse, khoảng 3.000 SV đã đập phá một trung tâm huấn luyện sĩ quan Mỹ. Tại Wisconsin, SV đốt cháy một siêu thị. Trước đó, tại New York, SV đã tấn công một trường sĩ quan cơ giới…

ĐH Kent nằm lẫn trong những đồi cỏ xanh trải dài phía đông bắc tiểu bang Ohio, đã từng là điển hình của giới trung lưu Mỹ. Nhưng bây giờ, nó đã là một tên tuổi chẳng kém gì Berkeley hay Columbia trong lịch sử đấu tranh của tuổi trẻ đại học Mỹ.

M.K (St)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hoạt động văn hóa, xã hội ở Bình Định qua nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng   (06/01/2004)
Trường Công nhân kỹ thuật Quy Nhơn: Vươn đến tương lai  (05/01/2004)
Sau 5 năm thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở: Hòa hợp giữa ý Đảng, lòng dân, phép nước   (05/01/2004)
Khi phái đẹp gánh việc phường   (05/01/2004)
Một số ý kiến đánh giá của bạn đọc đối với Bình Định điện tử  (01/01/2004)
Một năm "nhắp chuột" với Bình Định điện tử  (01/01/2004)
Bình Định điện tử "thôi nôi"  (01/01/2004)
Hoa niên thời đại  (31/12/2003)
Nét nổi bật về Hội thi báo cáo viên giỏi tư tưởng Hồ Chí Minh ở xã, phường  (30/12/2003)
Công đoàn Cảng Quy Nhơn: Phát huy phong trào thi đua lao động sản xuất  (28/12/2003)
Học sinh bán trú Vân Canh: Bao giờ có trường lớp mới?   (26/12/2003)
Chuyện xây dựng đời sống mới ở giáo xứ Gò Thị   (25/12/2003)
Nhân ngày dân số Việt Nam (26-12): 42 năm và một chính sách nhất quán  (24/12/2003)
Nhà ở tập thể cho giáo viên - khó nhưng sẽ được  (23/12/2003)
Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế qua nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng   (22/12/2003)