Giáp Thân nay nhớ Mậu Thân xưa
15:34', 11/1/ 2004 (GMT+7)

Một Tết năm Thân nữa lại đến. Vậy là ba mươi sáu mùa xuân đã trôi qua. Nhân đây, ôn lại bài học lịch sử, thấy rằng, thắng lợi của tết năm Thân xưa là thắng lợi của đường lối chiến tranh cách mạng, là tinh thần đấu tranh anh dũng và nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

Hãng AFP ngày 7-2 năm 68 đưa tin: "Sau một đêm đánh nhau, Việt Cộng đã kiểm soát 90% quần chúng nhân dân thành phố Huế. Ngay từ sáng hôm sau, bộ máy hoạt động và cổ động chính trị của MTDTGPMN VN đã bắt tay vào việc. Rõ ràng, họ có một tổ chức mạnh mẽ trong thành phố này, vì họ có thể huy động nhiều người tự nguyện làm việc cho họ". Hãng Reuter ngày 7-2-68 nhận xét: "Sau 5 ngày đánh nhau ác liệt, giành giật từng nhà, quân cộng sản vẫn chiếm hơn nửa thành phố Huế và quân chính phủ tiến dần từng bước vất vả. Các nhà quân sự ở đây cảm thấy rằng điều đó chứng tỏ họ vào ra Huế bất cứ khi nào họ muốn. Cho đến nay không có dấu hiệu nào tỏ ra là họ có ý muốn rút lui".

Mỹ ngụy càng thua đau, càng điên cuồng mở những cuộc phản kích để chiếm lại Huế, nhưng chúng chỉ chuốc thêm thất bại. Ngày 15-2 Reuter lại đưa tin: "Lính Mỹ đã bị quân cố thủ trong thành Huế làm cho thất bại nặng nề. Trước đây, quân Nam Việt Nam thất bại trong việc đánh bật quân cộng sản ra khỏi thành Huế. Từ Đà Nẵng người ta cho biết có một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ dùng xe lội nước mở cuộc tấn công vào Huế đầu tuần này đã bị các tay súng cộng sản làm cho thương vong nặng nề". Với những chiến công vang dội của quân và dân Huế, một tác giả Mỹ viết: "Cố đô Huế là thành phố duy nhất mà những người cộng sản đã giữ tương đối lâu dài đủ để bắt đầu thay đổi hệ thống xã hội - chính trị".

Huế trong Tết Mậu Thân còn là nơi ghi sâu tội ác của kẻ thù đối với nhân dân, đối với di sản văn hóa dân tộc. Bom đạn của chúng đã tàn phá hầu hết những công trình kiến trúc quý giá, những lăng tẩm, đền đài, cung điện của cha ông để lại. Mặc dù kẻ thù tìm mọi cách bưng bít, xuyên tạc nhưng sự thật bao giờ cũng là sự thật. Báo Le Monde (Pháp) ngày 13-2-68 đăng một bài báo dưới nhan đề: "Một thành phố bị hạ sát" có nêu: "Nếu VN cần có một điểm tượng trưng thì đã có ngay Huế, nó như một Ghec-ni-ca của VN. Bom đạn Mỹ tàn sát Huế, không một cây dừa, không một cây ổi, cây xoài, cây lựu nào là không trúng đạn, không một chiếc ghế đá nào ở công viên mà không bị bắn gãy, không một cột điện nào không bị bom đạn làm cho xiêu oằn". Các hãng tin phương Tây đã để lộ ra rằng Mỹ ngụy đã sử dụng khối lượng bom đạn rất lớn để bắn phá không thương tiếc thành phố, phá Huế cho đến khi nát vụn để giành lại đống tro tàn. Chính quyền ngụy đã phải thú nhận những hành động tàn bạo khi tái chiếm Huế: "Mở đầu trận đánh vào thành nội, lực lượng liên quân Việt - Mỹ đã quyết tâm thanh toán địch bằng mọi giá. Các khu trục cơ của thủy quân lục chiến Mỹ từng đợt oanh kích thành nội trong hai ngày liên tiếp, đã bắn phá nhiều bức tường kiên cố. Các loại bom được dùng là na-pan, hỏa tiễn, bom 750 cân Anh và bom cay… Các tòa nhà tan thành mảnh vụn, nhiều vầng lửa bùng lên trên thành phố" (cuộc tấn công Tết Mậu Thân 68 - Phạm Văn Sơn - Sài Gòn xuất bản năm 1969, tr 348). Trước cảnh đổ nát của Huế, hãng Reuter nhận xét: "Huế đối với Việt Nam cũng như Rome đối với Ý, Tokyo đối với Nhật. Nhưng những trận ném bom bắn phá của không quân Mỹ và Nam VN đã để lại những vết sẹo không thể nào hàn gắn được".

Ba mươi sáu năm đã trôi qua, khoảng thời gian đủ làm cho con người xoa dịu nỗi mất mát đau thương, nhưng cũng chính nó làm ta cảm nhận sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những biến cố lớn trong lịch sử. Riêng cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 đang để lại trong ký ức những quan chức cao cấp Mỹ và các nhà khoa học quân sự một dấu ấn không thể phai mờ. Trong tác phẩm "Giải phẫu một cuộc chiến tranh" của Gabrien Kolco có đánh giá: "Tiến công Tết Mậu Thân là một sự kiện quan trọng nhất và phức tạp nhất trong cuộc chiến VN. Nó như một cú sốc đối với Mỹ, tuy rằng từ cuối năm 1967 họ đã biết phong phanh về cuộc tấn công tổng lực này". Về sau, trong hồi ký của mình, cựu tổng thống Mỹ Johnson cũng đã thú nhận là không đoán được quy mô tấn công của những người cộng sản. Thắng lợi của một số nhỏ quân cách mạng chống lại số lượng lớn quân Mỹ ngụy đã làm nổi lên những nghi ngờ về khả năng chiến đấu của Mỹ. Lúc đó CIA đã ước tính rằng, cách mạng đã đạt được những mục tiêu tâm lý và chính trị, đã giành được quyền kiểm soát những vùng nông thôn rộng lớn, đã phá tan hệ thống quân sự, chính trị của Việt Nam Cộng hòa. Gabrien Kolko đã đưa ra nhận xét: Tiến công tết đã cho thấy Mỹ đang ở vào thế phòng ngự, tuy rằng không ai trong chính phủ dám thừa nhận thất bại. Nhà Trắng lúc đó tìm mọi cách để níu kéo thời gian. Đó là tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến với hỏa lực mạnh hơn nữa, tuy biết rõ sự bất lực trong mưu đồ cố thủ và chuyển nhanh cuộc chiến sang tay VNCH.

"Cuộc tấn công Tết Mậu Thân của lực lượng cộng sản VN đầu năm 68 là đỉnh cao nhất của hoạt động quân sự trong cuộc chiến tranh thứ hai ở Đông Dương của họ. Kế hoạch tác chiến ở quy mô lớn, với một cuộc tấn công bất ngờ, cùng lúc vào hầu hết các thành phố, các căn cứ quân sự lớn, nhỏ trên khắp miền Nam VN. Điều này cho thấy, đây là bước táo bạo trong nhận thức của họ và điều đó đã được thực hiện khiến mọi người sửng sốt. Tác động trở lại của nó cũng không kém phần vang dội" (Don Oberdorfer - Kể về một trận đánh và hậu quả chính trị của nó – NXB Double Day - New York, 1971). Mười lăm năm năm sau, tháng 1 năm 1983, nhân kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp định hòa bình Paris (21-1-1973) và 15 năm cuộc tấn công Tết Mậu Thân, hơn 50 nhà sử học, nhà phân tích nổi tiếng của Mỹ về chiến tranh VN đã ngồi lại với nhau trong một cuộc hội thảo. Đó là cuộc hội thảo tại Trung tâm Quốc tế các học giả Wodrow Wilson để rút ra những bài học của cuộc chiến tranh VN từ năm 1964-1973. Các báo cáo đã được in thành sách với nhan đề: "Thiên lịch sử Việt Nam", trong đó các nhà nghiên cứu đã đánh giá: Sự sửng sốt về tiến công Tết Mậu Thân của cộng sản đã làm tiêu tan cái vẻ bề ngoài của chính sách quốc gia. Sau tết, những quyết định ở Washington mà người ta cố lẩn tránh trong các năm qua, nay không thể lẩn tránh được nữa.

Còn về phía ta, các nhà quân sự đã đúc kết: Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân là ngưỡng cửa trong sự phát triển của chiến tranh, một bước ngoặt bảo đảm rằng, cách mạng không thể bị đánh bại. Tất cả mọi lãnh vực đang có diễn biến nhanh chóng, ngày càng có ý nghĩa đối với kết quả cuối cùng, cho dù lúc đó còn mập mờ, nhưng vào năm 68 đã cho thấy sáng rõ.

LƯU MINH TÂM

(Tổng hợp)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thăng trầm đời con trâu  (09/01/2004)
Phố đồ cũ   (08/01/2004)
Hãy để hoa thay cho súng đạn  (07/01/2004)
Hoạt động văn hóa, xã hội ở Bình Định qua nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng   (06/01/2004)
Trường Công nhân kỹ thuật Quy Nhơn: Vươn đến tương lai  (05/01/2004)
Sau 5 năm thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở: Hòa hợp giữa ý Đảng, lòng dân, phép nước   (05/01/2004)
Khi phái đẹp gánh việc phường   (05/01/2004)
Một số ý kiến đánh giá của bạn đọc đối với Bình Định điện tử  (01/01/2004)
Một năm "nhắp chuột" với Bình Định điện tử  (01/01/2004)
Bình Định điện tử "thôi nôi"  (01/01/2004)
Hoa niên thời đại  (31/12/2003)
Nét nổi bật về Hội thi báo cáo viên giỏi tư tưởng Hồ Chí Minh ở xã, phường  (30/12/2003)
Công đoàn Cảng Quy Nhơn: Phát huy phong trào thi đua lao động sản xuất  (28/12/2003)
Học sinh bán trú Vân Canh: Bao giờ có trường lớp mới?   (26/12/2003)
Chuyện xây dựng đời sống mới ở giáo xứ Gò Thị   (25/12/2003)