Chuyện hai người già nhất tỉnh
10:24', 1/10/ 2004 (GMT+7)

Hiện Bình Định có 117 cụ thọ trên 100 tuổi. Trong số đó, hai người già nhất tỉnh là cụ bà Tô Thị Tri (sinh năm 1893) và cụ ông Nguyễn Thành (sinh năm 1895) đều là người xã Phước Thành, huyện Tuy Phước.

Cụ bà Tô Thị Tri

1. Nhà cụ Tô Thị Tri, năm nay 111 tuổi, nằm ngay trong chợ Diêu Trì. Nhà cụ là tiệm giày Chương Đài ngày xưa vốn có tiếng trong vùng. Lấy chồng từ sớm sinh được hai người con trai, đến năm ngoài 40 tuổi thì góa bụa. Ông Khưu Chương Sằn, người con trai cả của cụ, năm nay cũng đã 82 tuổi, kể: "Mẹ tôi là người chịu khó, thủ tiết thờ chồng, nuôi con". Người con trai út của bà là ông Khưu Chương Hằng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cụ Tri hiện giờ vẫn có thể tự xúc cơm ăn, lau, rửa mặt mũi chân tay. Cụ thường uống sữa, ăn rất ít cơm. Bà Tề, con dâu của cụ bảo: "Chẳng hiểu sao mà má ốm quá, chỉ còn da với xương không thôi. Tôi hỏi bác sĩ thì họ bảo nhờ vậy mà mới thọ chứ người mập thì "đi" lâu rồi". Sau đợt bị gãy chân đã gần 20 năm nay, giờ cụ không đi lại nhiều mà chỉ ngồi một chỗ cho con cháu phục vụ. Đến ngày kỵ, giỗ con cháu lại để cụ ngồi lên xe lăn, đẩy cụ ra ngoài nhà trước chơi. Cụ Tri tuy chưa lẫn nhưng mắt đã mờ, lại nặng tai nên nói chuyện với cụ rất khó khăn.

Cụ Tri có gần 30 cháu, chắt, chít nội. Người nào cũng có công ăn việc làm ổn định. Gia đình cụ được bầu là gia đình ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền của địa phương.

Cụ ông Nguyễn Thành

2. Nhà cụ ông Nguyễn Thành ở thôn Cảnh An, xã Phước Thành. Năm nay đã 109 tuổi, tuy chỉ thua cụ Tri 2 tuổi, nhưng cụ Thành trông vẫn cứng cáp, khỏe mạnh, hồng hào. Người ta kể lại, cụ Thành là người hay việc lắm, chẳng ngồi không khi nào. Cụ chỉ nghỉ ngơi chừng hơn chục năm trở lại đây. Quãng trên 90 tuổi, cụ còn lái được máy cày, chạy máy ép mía. Cụ Thành giờ vẫn đi lại được, tự đi cắt tóc, mua bánh ăn và có thể trông nhà giúp con cái.

Cụ Thành kể: "Tui là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ mất sớm, phải đi ở đợ cho ông chú. Năm 17 tuổi, tui bị chú đánh cho một trận thừa sống thiếu chết vì lỡ tay làm hư món đồ trong nhà. Lúc đấy, một anh trong xóm thấy vậy thương tình mới bảo: "Đi với anh làm ăn, rồi anh dạy nghề mộc cho". Vậy là tôi đi theo học nghề mộc, chuyên đóng cột, kèo cho nhà lá mái, mãi đến gần chục năm sau mới dành dụm mua đôi bông và chục bạc đi hỏi vợ. Năm đấy tôi chừng 30 tuổi".

So với tuổi của mình, cụ Thành thuộc hạng ít con, ít cháu. Cụ sinh được 4 người con, người con cả năm nay đã 75 tuổi. Cụ có 23 người cháu, chắt nội, ngoại. Cụ bà đã mất cách đây 40 năm. Hiện nay, buổi sáng cụ Thành thường ăn cháo hoặc uống cốc sữa nóng, buổi trưa ăn được ba lưng bát cơm, mà chỉ thích ăn khô, còn buổi chiều thì cụ ăn cháo. Chị Nguyệt nói: "Ba tôi hay chuyện lắm, mấy năm trước còn có mấy ông bạn già là ba tôi đi chơi, nói chuyện đến quên cả ăn cơm, con gọi mới về. Bây giờ thì chả còn ai nữa. Nhiều khi, ngồi buồn cụ lại than: "Sống lâu quá, bạn bè chết hết cả rồi. Chả còn ai để mà nói chuyện nữa. Buồn lắm!".

. T.H

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tuổi cao chẳng quản việc công  (01/10/2004)
Cơm công nhân: Ai ăn nấy biết   (30/09/2004)
Phong trào thanh niên tình nguyện: Khơi dậy sức trẻ   (30/09/2004)
Còn sức còn cống hiến   (30/09/2004)
"Vó câu" rong ruổi đường quê  (29/09/2004)
Những đóng góp tích cực góp phần phát triển đời sống KT-XH   (28/09/2004)
Khi cả xã cùng chung sức   (28/09/2004)
Phổ cập giáo dục THCS đã về đích   (27/09/2004)
Trung úy Lê Sinh Ngọc: Thợ sửa chữa vũ khí "tinh" nghề   (27/09/2004)
Những người lính xung kích  (27/09/2004)
Làm cách nào để ngăn chặn tai nạn nổ?   (24/09/2004)
Mùa lân...   (24/09/2004)
Quá tải công chứng và chứng thực: Không chỉ có nhu cầu tăng   (23/09/2004)
Bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chức: Thực trạng và triển vọng   (23/09/2004)
Như lang băm đọc sách thuốc!   (22/09/2004)