Cuộc sống mới ở Xóm Tiêu
14:24', 4/10/ 2004 (GMT+7)

Đến nay, phường Quang Trung (TP Quy Nhơn) đã tiếp nhận trên 862 hộ dân, hơn 3.200 nhân khẩu về sinh sống ở khu tạm cư Xóm Tiêu. Nhiều hộ đã tỏ ra thích ứng với cuộc sống tại nơi ở mới, từng bước ổn định công việc làm ăn.

Bộ mặt ở khu dân cư Xóm Tiêu đang thay đổi từng ngày

Xóm Tiêu vốn là cánh đồng lúa, năng suất thấp. Vào mùa mưa, ruộng đồng ngập nước, người dân phải chờ đến khi nước rút mới làm được. Do đó thu nhập của các hộ chỉ sống phụ thuộc vào đồng ruộng này rất bấp bênh.

Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị, tỉnh đã quyết định xây dựng nơi đây thành một khu tiểu thủ công nghiệp và khu dân cư ổn định với hơn 40 doanh nghiệp (giải quyết việc làm trên 6.000 lao động), xây dựng hơn 1.000 căn nhà tái định cư cùng hàng trăm nền nhà cấp cho người dân tự xây dựng. Hiện đã có 32 doanh nghiệp nhận đất, 26 doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất, nhà kho. Trong đó, có 16 doanh nghiệp đi vào sản xuất ổn định, số còn lại đang hoàn chỉnh việc xây dựng nhà xưởng để hoạt động vào cuối năm 2004. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ xây dựng mới, 2 tầng với 12 phòng học thoáng mát được trang thiết bị đầy đủ tạo điều kiện cho con em địa phương học tập. Về giao thông, đã có hơn 1,5km đường rải nhựa và tiếp tục hoàn chỉnh các con đường còn lại.

Cuộc sống của người dân vốn ở phường Trần Phú phải dời nhà vì giải tỏa để làm đường Xuân Diệu chủ yếu bằng nghề biển, buôn bán nhỏ, từ khi chuyển đến khu tái định cư này đã từng bước ổn định. Họ đã có một căn nhà kiên cố, điện - nước sinh hoạt đến từng hộ, vệ sinh môi trường tốt hơn trước. Hiện nhiều hộ đã chuyển qua kinh doanh mua bán, dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà trọ hoặc làm công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn phường.

Xóm Tiêu đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, người dân vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhất là các gia đình đông con. Trước tình hình ấy, Hội Phụ nữ phường đã hướng dẫn cho chị em tại 3 khu vực mới vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Hiện đã có 15 chị vay với tổng số tiền 21 triệu đồng để mua bán hải sản và chăn nuôi.

Trong thời gian tới, ở khu dân cư mới này sẽ mở thêm chợ, khu sinh hoạt - giải trí. Khu tiểu thủ công nghiệp đi vào hoạt động và khu du lịch Đèo Son hình thành sẽ mở ra một hướng đi mới cho người dân nơi đây có thể "an cư lạc nghiệp".

. Nguyễn Quang Vũ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Quyền dân chủ của nhân dân được tăng cường và mở rộng hơn   (04/10/2004)
Hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông: Chưa đạt được yêu cầu   (03/10/2004)
Niềm vui mới ở làng Cam   (01/10/2004)
Chuyện hai người già nhất tỉnh   (01/10/2004)
Tuổi cao chẳng quản việc công  (01/10/2004)
Cơm công nhân: Ai ăn nấy biết   (30/09/2004)
Phong trào thanh niên tình nguyện: Khơi dậy sức trẻ   (30/09/2004)
Còn sức còn cống hiến   (30/09/2004)
"Vó câu" rong ruổi đường quê  (29/09/2004)
Những đóng góp tích cực góp phần phát triển đời sống KT-XH   (28/09/2004)
Khi cả xã cùng chung sức   (28/09/2004)
Phổ cập giáo dục THCS đã về đích   (27/09/2004)
Trung úy Lê Sinh Ngọc: Thợ sửa chữa vũ khí "tinh" nghề   (27/09/2004)
Những người lính xung kích  (27/09/2004)
Làm cách nào để ngăn chặn tai nạn nổ?   (24/09/2004)