Hội nông dân tỉnh: Hành trình 10 năm tham gia xóa đói giảm nghèo
12:5', 13/10/ 2004 (GMT+7)

Xây dựng và phát triển phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), giúp nhau xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một hoạt động trọng tâm của Hội Nông dân Bình Định trong thời gian qua. Sau 10 năm phát động, đến nay, toàn tỉnh đã có 131.291 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG.

* Cho nông dân "chiếc cần câu"

Được mùa lúa ở An Nhơn (ảnh: Hoàng Tuấn)

Với phương châm: "Tạo cho nông dân chiếc cần câu để nông dân câu được cá", Hội Nông dân đã củng cố và phát triển các cấp Hội ở cơ sở, tìm ra những giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển kinh tế hộ, từng bước xóa đói giảm nghèo. Hội đã thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân, ký kết các chương trình phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Đầu tư phát triển và tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình dự án, thành lập các tổ tín chấp cho nông dân vay vốn để đáp ứng nhu cầu của bà con. Hàng năm, có gần 34.000 lượt hộ nông dân trong tỉnh được vay vốn trên 235 ti đồng để đầu tư sản xuất, trồng trọt chăn nuôi. Bên cạnh đó, Hội đã thành lập Trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, phối hợp với các ngành Nông nghiệp, Thủy sản và các hội, đoàn thể trong tỉnh xây dựng hàng ngàn mô hình điểm sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi mới, tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.

Sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các cấp Hội đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo được lòng tin trong nhân dân, thu hút ngày càng nhiều nông dân tham gia vào hoạt động hội, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình đã vượt qua khó khăn vươn lên khá giả.

* Nhiều nông dân đã "câu được cá"

Có thể nói 10 năm qua, phong trào nông dân thi đua SXKDG, giúp nhau XĐGN trong toàn tỉnh đã đạt được những thành quả to lớn, ở cả các khu vực đồng bằng, miền núi, miền biển, ngày càng có nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào. Chẳng hạn như gia đình anh Võ Văn Tịnh ở khu vực III, phường Nhơn Phú - TP Quy Nhơn thuộc diện nghèo khó, nhưng nhờ vay được 10 triệu đồng từ nguồn vốn 2308 (ký kết giữa Ngân hàng NN-PTNT và Hội Nông dân) anh Tịnh có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất rau và phát triển chăn nuôi nên đã vượt được qua khó khăn vươn lên khá giả, bình quân mỗi năm gia đình anh có thu nhập gần 50 triệu đồng từ tiền bán rau và heo.

Sự quan tâm hỗ trợ của Hội đã tạo điều kiện cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế hộ, là động lực thúc đẩy phong trào nông dân thi đua SXKDG, giúp nhau xóa đói giảm nghèo ở các địa phương phát triển. Nông dân ở các huyện đồng bằng An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát…. đã thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế. Từ 35 con gà giống làm vốn khởi đầu đến nay, anh Bùi Xuân Dương ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An - An Nhơn đã là chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp gồm, trại heo giống cấp II (25 con heo nái), 50 heo thịt, đàn bò sữa hơn 15 con, trên 1.000 chậu cây cảnh, thu nhập trên 50 triệu đồng/năm…

Nông dân ở các huyện trung du, miền núi đã khai thác tiềm năng đất đai, mặt nước, sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế. Điển hình như hộ ông Đinh Zol ở xã vùng cao Vĩnh Sơn - Vĩnh Thạnh đã khai phá đất rừng trồng trên 3 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, sản xuất gần 1 ha lúa nước, thu nhập 40 triệu đồng/năm… Những nông dân SXKDG ở các địa phương đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các câu lạc bộ nông dân, bên cạnh việc làm giàu cho mình, mỗi nông dân SXKDG đều đã được Hội Nông dân giao phó giúp đỡ từ 1 đến 5 hộ tại địa phương thoát nghèo. Đến nay, các cấp Hội và nông dân SXKDG đã hỗ trợ, giúp đỡ 47.000 lượt hộ nông dân thoát khỏi nghèo đói, trong số đó có 20.000 hộ từ đói nghèo vươn lên SXKDG và làm giàu. Bình quân mỗi năm các hộ SXKDG trong tỉnh đã giúp đỡ cho 4.000 hộ gia đình khác thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh xuống còn 8,42%.

Có thể nói, cuộc hành trình tham gia xóa đói giảm nghèo của Hội Nông dân tỉnh và các cấp Hội cơ sở đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà. Trong 2 năm 2004-2005, Hội Nông dân và các hộ đạt danh hiệu Nông dân SXKDG trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ, giúp đỡ cho từ 3.500-4.500 hộ thoát nghèo, 350-450 hộ có nhà tạm xây dựng nhà ở mới; tăng thêm từ 10.000 -13.000 nông dân SXKDG, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh xuống còn 5%.

. Tiến Sỹ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn  (12/10/2004)
Thắp lửa truyền thống - thắp sáng niềm tin   (12/10/2004)
Quản lý, bảo vệ di sản văn hóa ở Hoài Ân: Những ghi nhận bước đầu   (11/10/2004)
Ở một Hội Phụ nữ có phong trào mạnh toàn diện   (11/10/2004)
Một hình thức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ  (10/10/2004)
Những chuyến đò bất trắc   (08/10/2004)
Vui buồn qua một mùa Trung thu  (08/10/2004)
An Hưng với sáng kiến đưa luật vào hương ước   (07/10/2004)
Bệnh viện đa khoa tỉnh: Trong hành trình vươn lên tầm khu vực  (07/10/2004)
Những giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) của Đảng bộ Bình Định   (06/10/2004)
Cần nhiều chiếc "cần câu" hơn nữa   (06/10/2004)
Ghi nhận ở một trường dẫn đầu khối THPT toàn tỉnh   (05/10/2004)
Người cựu chiến binh năng nổ   (05/10/2004)
Cuộc sống mới ở Xóm Tiêu   (04/10/2004)
Quyền dân chủ của nhân dân được tăng cường và mở rộng hơn   (04/10/2004)