Để sinh hoạt chi - đảng bộ cơ quan hấp dẫn, bổ ích
17:3', 27/10/ 2004 (GMT+7)

Chi bộ, đảng bộ cơ sở là nền tảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị của Đảng, cũng là nơi rèn luyện đảng viên, đào tạo cán bộ cho Đảng, là nơi gắn liền Đảng với quần chúng. Nếu ví Đảng như một cây vĩ đại, thì chi bộ là gốc rễ; gốc rễ có vững, có khỏe, có ăn sâu bám chặt vào lòng đất thì cây mới vững và tươi tốt.

Hồ Chủ tịch nói: "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải mạnh, Đảng mạnh là do nhiều chi bộ tốt, chi bộ tốt là do có nhiều đảng viên tốt".

Vậy vấn đề đặt ra là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của từng tổ chức cơ sở Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở) phải không ngừng nâng cao chất lượng, lãnh đạo đảm bảo ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới. Thực tế cho thấy ở nhiều chi - đảng bộ cơ quan hành chính sự nghiệp, bên cạnh những mặt tốt, tích cực như duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng (tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước) vẫn còn phổ biến tình trạng lúng túng trong cải tiến nội dung sinh hoạt và đang tìm kiếm giải pháp để nâng cao chất lượng các cuộc họp; không ít chi - đảng bộ sinh hoạt theo "đường mòn, lối cũ" biểu hiện ở việc đơn điệu về nội dung, rập khuôn theo thủ tục, tẻ nhạt về phát biểu ý kiến, trầm lặng về không khí sinh hoạt. Bởi vậy tác dụng của nội dung sinh hoạt chi bộ chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự chuyển biến và thúc đẩy các mặt công tác ở cơ quan.

Từ thực tế lúng túng đó, đã xảy ra tình trạng nội dung họp chi bộ thường "lấn sân" sang nhiệm vụ của chính quyền; họp chi bộ mà toàn bàn bạc công việc chuyên môn, nên xảy ra hai loại ý kiến khác nhau trong sinh hoạt chi bộ. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nhiệm vụ chính trị của chi bộ là lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn, nên bàn công tác chuyên môn là đúng. Loại ý kiến thứ hai cho rằng nhiệm vụ chính trị của cơ quan mang tầm chỉ đạo toàn ngành, phạm vi rộng. Còn chức năng nhiệm vụ của chi bộ chỉ trong phạm vi đối với đảng viên của cơ quan, mà chủ yếu là đánh giá tình hình diễn biến tư tưởng của đảng viên, ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu của đảng viên đối với công tác chuyên môn tốt hay chưa tốt, chứ không nên đi sâu nhận xét đánh giá kết quả việc thực hiện công tác chuyên môn, mà đó là việc của chính quyền.

Vậy giải pháp nào để đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ quan hành chính sự nghiệp? Qua khảo sát ở một số chi bộ, chúng tôi muốn trao đổi thêm mấy điểm có thể áp dụng nhằm cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ cơ quan hành chính sự nghiệp.

Một là, muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải bắt đầu từ chuẩn bị nội dung sinh hoạt cấp ủy, nhất là các đồng chí bí thư, phó bí thư chi bộ chủ trì cuộc họp phải chịu khó dành thời gian suy nghĩ, nghiên cứu từ thực tế đặc điểm ở chi bộ mình, có những biểu hiện gì cần phải giáo dục, ngăn ngừa, kể cả những vấn đề chưa đến mức độ phải đưa ra chi bộ để phê bình, kiểm điểm, hoặc những biểu hiện "âm ỉ" không rõ chứng cớ. Từ những hiện tượng đó, cấp ủy cần tìm những bài viết trên báo, tạp chí có nội dung giống như hiện tượng đang biểu hiện ở đơn vị mình, từ đó đưa ra chi bộ sinh hoạt cùng nhau tranh luận, phân tích để rút kinh nghiệm. Hoặc chọn một bài báo có nội dung liên quan đến một mặt công tác nào đó mà xét thấy phù hợp với chi bộ mình để sinh hoạt, tranh luận. Việc này đòi hỏi người chủ trì phải biết gợi mở vấn đề xung quanh nội dung đó, thì mới có không khí thảo luận, tranh luận sôi nổi và có tác dụng.

Hai là, cấp ủy chọn những thông tin mới mang tính thời sự trên một số lĩnh vực để cung cấp cho đảng viên, đồng thời kêu gọi đảng viên của chi bộ cùng thông tin thêm, tạo cho buổi sinh hoạt chi bộ có thêm một số kiến thức mới. Như vậy, sẽ góp phần bồi bổ cho mỗi đảng viên có được những nội dung bổ ích. Nếu đảng viên nào vắng họp một kỳ thì cảm thấy luyến tiếc, vì thiếu một số thông tin. Tiến hành được việc đó sẽ có tác dụng tích cực, thiết thực trong sinh hoạt chi bộ.

Ba là, phải có sự hiểu biết lẫn nhau giữa cấp ủy và đảng viên trong chi bộ đối với hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng, khó khăn vướng mắc trong đời sống gia đình, con cái, các vấn đề có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của đảng viên, từ đó trao đổi trong cấp ủy quan tâm giúp đỡ. Có như vậy đảng viên mới cảm thấy gắn bó với tổ chức Đảng; thấy không thể thiếu chỗ dựa tinh thần quan trọng này. Nhờ vậy qua mỗi kỳ sinh hoạt Đảng, họ thấy tình đồng chí ấm áp hơn, được bồi bổ thêm kiến thức mới bổ ích và hấp dẫn.

. Bá Nguyên

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Quản lý kém, đất công bị xà xẻo  (27/10/2004)
Gieo hạt trên đất khó  (26/10/2004)
Những khoảng cách và rút ngắn khoảng cách  (26/10/2004)
Nhớ mãi Trường Học sinh miền Nam số 16  (26/10/2004)
Gặp lại thầy Hiệu trưởng Trường HSMN cấp III đầu tiên trên đất Bắc  (26/10/2004)
Về cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh  (25/10/2004)
Chất độc da cam và nỗi đau của những trẻ thơ  (25/10/2004)
Tam Quan Bắc: Xây dựng tủ sách pháp luật đến tận thôn   (22/10/2004)
Dòng sông vẫn chảy  (22/10/2004)
Sử dụng điện thoại di động ngày càng phổ biến  (22/10/2004)
Vi phạm hành lang an toàn lưới điện: Bao giờ chấm dứt?   (21/10/2004)
27 năm gắn bó với Mầm non   (20/10/2004)
Qua phong trào xây dựng nhà tình thương cho phụ nữ nghèo: Ấm áp nghĩa tình  (20/10/2004)
Những ngôi nhà tình nghĩa ở Tuy Phước  (19/10/2004)
Mênh mông… tiền trường   (19/10/2004)