Từ thời kỳ cải tổ của Gobarchev và suốt nhiều năm gần đây các thế lực phản động vẫn tìm nhiều cách bôi nhọ học thuyết, sự nghiệp của Lênin, vu cáo những người cộng sản và CNXH. Bất chấp những trở ngại ấy, di sản trí tuệ, lý luận và thực tiễn cách mạng của Lênin vẫn cùng chúng ta đi vào cả thế kỷ XXI.
Thời gian đã khẳng định một cách thuyết phục cả thiên tài lẫn nhân phẩm mà không ai có thể so sánh được với Lênin ở thế kỷ XX. Theo thước đo của lịch sử, Lênin thuộc về toàn thể nhân loại. Đồng thời, Người luôn là người của chúng ta - một người của Đảng, một người Nga. Ngày nay chủ nghĩa yêu nước của Lênin đã được tất cả thừa nhận.
Ở Lênin vốn sẵn có chủ nghĩa yêu nước của nhà cách mạng, nghĩa là ở Người không có chỗ cho sự đối lập tình yêu đất nước với sự trung thành với các lợi ích của giai cấp vô sản. Lênin đã biết kết hợp một cách sáng tạo giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Trong những năm đấu tranh để cứu nước Nga khỏi sự can thiệp của 14 nước TBCN, những người cộng sản đã thực hiện vai trò người bảo vệ trung thành chính quyền Xô-viết và chủ quyền dân tộc của Nga. Khi nước Đức phát xít có ý đồ tấn công chính quyền Xô-viết, thì Lênin đã ký hòa ước Brest vì Người cho rằng, bảo vệ chính quyền Xô-viết là nghĩa vụ của Nga đối với giai cấp vô sản thế giới và phong trào cách mạng thế giới.
Đối với Lênin, nguyên tắc giai cấp trong đánh giá mỗi sự kiện thực tế là chỗ dựa vững chắc trong việc tìm kiếm những câu trả lời đúng đắn cho nhiều vấn đề phức tạp của thời đại cách mạng trong thời kỳ suy thoái cũng như phát triển. Lênin thường xuyên tính đến hai khía cạnh của những lợi ích đó. Thứ nhất, đặt lên hàng đầu lợi ích của giai cấp vô sản, vì CNXH và các Xô-viết là con đẻ của giai cấp vô sản, là tư tưởng và mục tiêu của giai cấp đó, còn bản thân giai cấp vô sản là công cụ chính và đáng tin cậy nhất để xây dựng CNXH. Thứ hai, xem xét toàn bộ chính sách của Đảng và nhà nước qua lăng kính các lợi ích của liên minh giữa giai cấp vô sản và tiểu tư sản (ở nước Nga trong những năm 20 của thế kỷ XX, nông dân là nền tảng của giai cấp này). Chính sách kinh tế mới (NEP) được lấy làm trang bị để củng cố liên minh này. NEP đã kết hợp một cách vững chắc, cho dù các yếu tố vẫn còn mâu thuẫn.
Lênin được thừa nhận là một trong không nhiều nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ XX. Người đánh giá thành tựu lý luận ngang với việc nó hữu ích đến mức nào cho thực tế cách mạng vô sản và công cuộc xây dựng CNXH. Người không coi hoạt động lý luận là đặc quyền của một số người trong đảng, Người đã hướng hàng ngàn đảng viên vào hoạt động đó. Ngay cả trong cuộc tranh luận gay gắt về các công đoàn mà hàng triệu người tham gia, trong đó có cả những người không có học vấn, Lênin cũng đã chỉ ra sự thẩm thấu giữa lý luận triết học và thực tế chính trị, Người đã khẳng định rằng, từ bỏ biện chứng duy vật tất yếu dẫn đến các sai lầm chính trị. Với một lôgíc hoàn hảo, Người đã chứng minh rằng, nhân nhượng chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo là nhân nhượng giai cấp tư sản.
Không thể đánh giá hết được sự đóng góp của Lênin đối với cuộc cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại - cuộc cách mạng đã mở ra một chân trời mới để xây dựng CNXH. Lênin đã có những đóng góp to lớn vào lý luận cách mạng và nhà nước trong giai đoạn xây dựng CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Người, nền tảng của việc chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công - nông nghiệp tiên tiến đã được lập ra, nước Nga chuyển sang các thành tựu của cuộc cách mạng văn hóa.
Khôi phục Đảng của mình, hiện nay những người cộng sản Nga không một chút nghi ngờ việc ĐCS Liên bang Nga là Đảng của Lênin. Họ đã đánh giá các nhiệm vụ của mình theo thước đo của Lênin. ĐCS Liên bang Nga có thể vững tin tiến về phía trước, chỉ cần nó vẫn là Đảng của Lênin.
. Kiều Phong (tổng hợp)
|