Người nữ cựu chiến binh luôn vì cuộc sống bình yên
17:49', 10/11/ 2004 (GMT+7)

Với bà con ở thôn Vân Hội 2, thị trấn Diêu Trì (Tuy Phước), chị Trần Thị Dư là một chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) gương mẫu và có nhiều đóng góp trong công tác an ninh xã hội ở địa phương.

Chị Trần Thị Dư

Thôn Vân Hội 2 vốn là địa bàn có nhiều phức tạp về an ninh trật tự bởi có ga Diêu Trì, chợ Cây Đa, đường sắt Bắc - Nam chạy qua; người dân trong thôn chủ yếu sống bằng nghề làm thuê, buôn bán nhỏ. Tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, say rượu quậy phá, mê tín dị đoan, lấn chiếm đất đai... thường xảy ra. Với trách nhiệm là chi hội trưởng chi hội CCB thôn, từ năm 2000 đến nay, chị Trần Thị Dư đã cùng chi hội nhận nhiệm vụ giáo dục cảm hóa 15/82 đối tượng chậm tiến ở địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ này, đầu tiên, chi hội CCB thôn Vân Hội 2 cùng với các ngành chức năng địa phương họp bàn lên kế hoạch quản lý những đối tượng có án được đưa về địa phương. Với các đối tượng còn lại, chị Trần Thị Dư phân công các hội viên CCB phụ trách, bằng việc tăng cường tiếp xúc đối tượng để tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng, giúp họ hiểu biết chính sách và pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương, hương ước, quy chế văn hóa...

Riêng với chị Dư, có một việc làm chị nhớ mãi, đó là chị đã giúp đỡ thành công anh Trần Đức Huấn - một đối tượng chậm tiến ở địa phương. Anh Huấn vốn quê ở ngoài Bắc, đi bộ đội và lấy vợ, lập nghiệp tại Tuy Phước. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Huấn nhiều lần tiêu thụ tài sản phi pháp, dù đã bị tòa xử án treo nhưng vẫn tiếp tục vi phạm. Qua nhiều lần tiếp xúc, tìm hiểu nguyên nhân, chị Dư đã khơi dậy niềm tin, nghị lực của người lính nơi anh Huấn và động viên anh tìm việc làm. Xúc động trước tấm lòng của chị Dư, anh Huấn đã ăn năn và nhờ chị Dư vay vốn giúp để làm ăn. Hiện vợ chồng anh Huấn đã có việc làm và xây được nhà ở ổn định.

Cho đến nay, tất cả 15 đối tượng được chi hội CCB thôn Vân Hội 2 và bản thân chi hội trưởng Trần Thị Dư giúp đỡ đều có công việc, cuộc sống đã tạm thời ổn định và đang cố gắng sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt. Không những thế, chị Dư còn là một thành viên tích cực trong tổ hòa giải ở địa phương.

Khi được hỏi về "bí quyết" để làm tốt công tác giáo dục đối tượng chậm tiến, chị Trần Thị Dư vui vẻ chia sẻ: "Điều quan trọng là hiểu được tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của đối tượng, thể hiện sự chân tình của mình khi giúp đỡ họ. Cũng như các phong trào khác ở địa phương, phong trào bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự cũng phải gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư".

. Nguyên Sương

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về xây dựng văn hóa  (10/11/2004)
Họ Trần ở Phước Thành khuyến học  (09/11/2004)
Phân cấp quản lý GD-ĐT: Bài học từ thực tiễn   (09/11/2004)
Ghi chép từ phiên tòa xét xử vụ án nhập lậu linh kiện xe gắn máy: Đua nhau đổ tội   (08/11/2004)
Bệnh viện tỉnh: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý  (07/11/2004)
Ở thế kỷ XXI, Lênin vẫn cùng đi với chúng ta   (05/11/2004)
Quán café ca nhạc ở Quy Nhơn  (05/11/2004)
Nghề... cân sức khỏe  (04/11/2004)
Nhọc nhằn câu xốp   (04/11/2004)
Dạy thêm, học thêm - Thực trạng và nguyên nhân   (03/11/2004)
Quỹ "Vì người nghèo" ở Hoài Ân  (02/11/2004)
Mưu sinh bằng nghề cào ốc, dắc  (02/11/2004)
Sáng mãi bản chất Bộ đội Cụ Hồ   (01/11/2004)
Những khuất tất của vụ án sẽ được làm sáng tỏ?   (01/11/2004)
Phú Văn, làng nghèo - giàu chữ  (31/10/2004)