Thứ năm, ngày 17/4/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Những ghi nhận đầu tiên từ các trang web xã
10:20', 25/11/ 2004 (GMT+7)

Tháng 9-2004, Bình Định có 5 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thành lập trang thông tin điện tử, với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Đây cũng chính là  5 trang web xã đầu tiên ở khu vực miền Trung trên Internet.

Cán bộ Trung tâm Internet xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn) lên mạng Internet để truy cập thông tin phục vụ bà con nông dân

Để có được trang web của xã trên mạng, nhiều cán bộ "tay ngang" chưa biết gì về tin học phải tự mày mò, học hỏi để có được những hình ảnh, những nét riêng của xã mình nhằm "đẩy" lên mạng. Ông Nguyễn Trọng Hường, Chủ tịch UBND thị trấn Vân Canh, cho biết: "Sau những khó khăn ban đầu, nay anh em ở xã cũng đã biết được cách sử dụng Internet và những kỹ thuật cần thiết để cập nhật cũng như khai thác thông tin phục vụ bà con". Anh Nguyễn Thành Trung - phụ trách Trung tâm Internet xã Tam Quan Nam cho biết: "Từ khi có mạng Internet ở xã, nhiều cán bộ chưa biết gì về tin học cũng hăm hở lắm. Chính những người hăm hở với cái mới đã đóng góp không nhỏ cho trang web của xã mình chứ không phải chỉ một hai người mà thành. Xã lên mạng có nhiều cái hay, nhờ Internet bây giờ chúng tôi tìm thông tin tư liệu khoa học kỹ thuật giúp bà con khá nhanh, cũng có một số người gởi thư về hỏi thăm này nọ". Ông Nguyễn Văn Sanh - Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân - cho biết: "Từ khi lên mạng đến nay đã có không ít người gởi thư điện tử về phường để tìm hiểu những sản phẩm, dịch vụ đã quảng bá trên mạng. Qua đó, chúng tôi đã giới thiệu trực tiếp cho họ với người trong phường để làm việc và thương lượng việc mua bán". Dự án trên đã tác động không nhỏ đến nhận thức và giúp ích không ít cho nông dân ở xã. Mỗi xã được trang bị hàng trăm đĩa VCD ghi chép những tư liệu, hình ảnh liên quan đến nuôi trồng, đánh bắt để phục vụ cho nông dân có nhu cầu. Có một "tác dụng phụ" khá thú vị là từ ngày có Internet về xã, nhiều cán bộ xã tự nhiên "ham học" hẳn, ai cũng muốn biết vì sao nó lại như thế này, tìm cái này cái kia ở đâu... Chính cái khó khăn đã tạo ra những tình huống mới, tạo thêm cơ hội học tập.

5 xã, phường, thị trấn đã có trang thông tin điện tử tại địa chỉ: www.vista.gov.vn/web-nongthon, gồm: Nhơn Lộc (An Nhơn), Phước Mỹ (Tuy Phước), Tam Quan Nam (Hoài Nhơn), thị trấn Vân Canh (Vân Canh) và phường Bùi Thị Xuân (TP. Quy Nhơn).

Bên cạnh những thay đổi tích cực từ khi có mạng thông tin ở xã, cũng còn có nhiều điều đáng bàn. Không ít máy vi tính ở các xã trên rất "chật vật" khi truy cập vào mạng Internet. Nhiều máy vi tính xã còn hiển thị các trang "web đen" ngay trên phần địa chỉ đã truy cập. Một cán bộ ở Trung tâm Hỗ trợ và phát triển CNTT tỉnh cho biết: "Trước khi triển khai dự án, Trung tâm đã mở lớp tập huấn cho những cán bộ phụ trách trang thông tin điện tử của các xã, nhưng do nhiều người năng lực về tin học còn yếu nên việc triển khai dự án trên còn gặp không ít khó khăn. Nhiều máy tính ở xã bị virus tấn công liên tục, sau khi tìm hiểu mới biết họ truy cập vào các "web đen" nên mới bị virus xâm nhập vào máy. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều máy tính không truy cập vào trang web được".

Hiện trang thông tin điện tử của 5 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng đã có những thay đổi tích cực không nhỏ. Tuy nhiên, để cho trang thông tin điện tử của 5 xã thực sự đạt được hiệu quả cao thì cần có những giải pháp lâu dài để khắc phục những hạn chế.      

. Anh Tú

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hào hứng, sôi nổi cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng   (24/11/2004)
Nghị định 181 sẽ làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản   (24/11/2004)
Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất   (24/11/2004)
Một già làng giàu uy tín   (23/11/2004)
Thu nhập của giáo viên: Cao hay thấp?   (23/11/2004)
Một người thầy yêu nghề   (23/11/2004)
Góp phần nâng cao vai trò, vị trí của công nghệ thông tin   (22/11/2004)
Tuổi trẻ với 5 cuộc vận động lớn của Hội   (22/11/2004)
Xây dựng nhà cho hộ nghèo ở An Nhơn: Chậm, vì sao?  (21/11/2004)
Chuyện về một giáo viên vượt khó dạy giỏi   (19/11/2004)
Nhà giáo - nghề giáo: Cho và nhận   (19/11/2004)
Tòa bênh vực huyện…  (19/11/2004)
Trái tim không tật nguyền   (19/11/2004)
Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân  (18/11/2004)
Ông giáo già 12 năm gắn bó với lớp học tình thương  (17/11/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn