Những chuyển động tích cực trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
10:51', 30/11/ 2004 (GMT+7)

Trong nhiều năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Bình Định đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả, chất lượng các đề tài từng bước được nâng lên. Nhiều đề tài đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Phụ nữ phường Trần Phú tham gia diễn đàn "Phụ nữ với ATGT" do Hội LHPN thành phố phối hợp Ban ATGT Quy Nhơn tổ chức

Từ năm 2001-2004, có 7 đề tài khoa học xã hội và nhân văn được triển khai thực hiện. Các đề tài góp phần tích cực vào việc tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới ở Bình Định, đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy bản sắc văn hóa của người Bình Định.

Đề tài: "Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình Định, thực trạng và giải pháp", kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học để lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Hội LHPN các cấp có sự chỉ đạo, đề xuất các giải pháp trong từng giai đoạn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005 đã được UBND tỉnh phê duyệt; đề tài: "Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tỉnh Bình Định trong xu thế hội nhập" đã đánh giá được thực trạng, phân tích lợi thế cạnh tranh, những nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp tỉnh Bình Định trong điều kiện hiện nay, nhất là trong giai đoạn mở cửa hội nhập của Việt Nam và những thay đổi cơ chế, chính sách kinh tế lớn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của tỉnh; đề tài: "Nghiên cứu phục hồi bài chòi dân gian cổ truyền Bình Định" đã sưu tầm, nghiên cứu phục hồi các bài bài chòi dân gian, nghiên cứu lịch sử hình thành bài chòi cổ truyền qua từng giai đoạn; đề tài: "Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy ở Bình Định" đã đánh giá được thực trạng tội phạm ma túy và tệ nạn nghiện ma túy trong 10 năm qua, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy đến năm 2010, từ kết quả nghiên cứu đề tài đã giúp cho các ngành Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Lao động - Thương binh xã hội và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác phòng, chống ma túy.

Hiện nay các cơ quan chức năng đang xây dựng bộ "Địa chí Bình Định", đề tài sẽ hệ thống toàn diện về địa lý, tài nguyên, môi trường, lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như các di tích lịch sử cách mạng, những danh lam thắng cảnh, những anh hùng và danh nhân Bình Định, bộ Địa chí gồm 7 tập, hiện mới nghiệm thu tập: Địa chí thiên nhiên, dân cư và hành chính, 6 tập còn lại đang tiếp tục nghiên cứu biên soạn.

Bên cạnh những cố gắng trên, hoạt động khoa học xã hội và nhân văn trong thời gian qua cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục: một số đề tài chưa bám sát những vấn đề cuộc sống đặt ra; tính khái quát về mặt lý luận, tính thực tiễn chưa cao; có đề tài sau khi nghiệm thu chậm ứng dụng vào cuộc sống; số lượng đề tài khoa học xã hội và nhân văn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số đề tài khoa học công nghệ. Điều đáng quan tâm là một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác khoa học xã hội và nhân văn.

Để khoa học công nghệ thật sự là "quốc sách hàng đầu" là "động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội" hoạt động khoa học xã hội và nhân văn phải bám sát mục tiêu kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: công tác xây dựng Đảng; công tác xóa đói giảm nghèo; vấn đề đại đoàn kết dân tộc; vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đội ngũ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phải nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phải nghiên cứu sâu về lý luận, tổng kết thực tiễn để làm rõ những vấn đề bức xúc mà cuộc sống đặt ra; cần tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng những thành tựu khoa học xã hội và nhân văn của cả nước và của các tỉnh vào điều kiện cụ thể của tỉnh; từ đó giúp cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có những luận cứ khoa học để xây dựng các chủ trương, chính sách, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

. Hồ Xuân Ánh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những phụ nữ vươn lên thoát nghèo  (28/11/2004)
Xây dựng 5 đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới  (26/11/2004)
Đa dạng dịch vụ truyền hình  (26/11/2004)
AIDS: Nỗi oan khiên của nhiều phụ nữ   (25/11/2004)
Những ghi nhận đầu tiên từ các trang web xã   (25/11/2004)
Hào hứng, sôi nổi cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng   (24/11/2004)
Nghị định 181 sẽ làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản   (24/11/2004)
Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất   (24/11/2004)
Một già làng giàu uy tín   (23/11/2004)
Thu nhập của giáo viên: Cao hay thấp?   (23/11/2004)
Một người thầy yêu nghề   (23/11/2004)
Góp phần nâng cao vai trò, vị trí của công nghệ thông tin   (22/11/2004)
Tuổi trẻ với 5 cuộc vận động lớn của Hội   (22/11/2004)
Xây dựng nhà cho hộ nghèo ở An Nhơn: Chậm, vì sao?  (21/11/2004)
Chuyện về một giáo viên vượt khó dạy giỏi   (19/11/2004)