Một đảng viên xung kích trên hai "mặt trận"
16:16', 6/12/ 2004 (GMT+7)

Năm 1951, mới 16 tuổi, anh thanh niên đất Cảng Quy Nhơn - Huỳnh Luận đã tình nguyện nhập ngũ. Năm 1954 anh được kết nạp vào Đảng. Anh vinh dự được là một trong những chiến sĩ đầu tiên có mặt trong đội hình của Sư đoàn 3 Sao Vàng được thành lập năm 1965 ở chiến trường tỉnh Bình Định.

Từ chiến sĩ anh lần lượt là cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn và rồi là Đại tá phó chủ nhiệm chính trị Sư đoàn. Anh đã được Nhà nước tặng thưởng 12 Huân chương các loại.

Năm 1990, Đại tá Huỳnh Luận được hưởng chế độ hưu trí về sinh sống ở phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, là một trong ba thành viên của Ban vận động thành lập Hội cựu chiến binh phường. Lúc đó, nhiều hội viên còn thuộc đối tượng nghèo, không có vốn liếng, không có nghề nghiệp, nhà cửa ọp ẹp. Hội xác định phải tập trung thực hiện hai nhiệm vụ: Một là, hội viên phải gương mẫu, làm nòng cốt và vận động nhân dân xây dựng các phong trào ở địa phương, tạo được niềm tin trong Đảng bộ và nhân dân. Hai là, phải nâng cao đời sống của hội viên.

Với nhiệm vụ thứ nhất, Hội không chỉ thường xuyên vận động, giáo dục hội viên luôn phát huy bản chất bộ đội Cụ Hồ mà còn phát huy truyền thống gia đình cựu chiến binh. Hội đã bồi dưỡng và giới thiệu 3 hội viên được kết nạp vào Đảng, cùng các Chi bộ và Đoàn thanh niên giáo dục truyền thống 4.200 lượt thanh niên, học sinh. Hàng năm tất cả gia đình cựu chiến binh đều đạt gia đình văn hóa.

Với nhiệm vụ thứ hai, Hội đã tổ chức làm kinh tế từ việc mỗi hội viên đóng góp một con gà hoặc 12.000 đồng vào quỹ hội để giúp cho các hội viên nghèo có vốn sản xuất, hàng tháng mỗi hội viên góp 20.000 đồng vào quỹ hội để luân phiên cho nhau vay không lấy lãi đến việc mượn đất của một đơn vị quân đội để trồng 10.000 cây bạch đàn, khai thác đá xây dựng, chế biến nước mắm, hợp đồng quản lý công viên Phú Tài. Hội cũng đã tranh thủ vay vốn từ Quỹ giải quyết việc làm để tổ chức sản xuất chổi đót, xây dựng một trang trại rộng 5,7ha có 6.000m2 ao nuôi cá, nuôi 18 con bò, trồng 5.000 cây keo tai tượng, 2 mẫu lúa, 1 mẫu màu…

Bằng nhiều hình thức làm kinh tế với 13 tổ sản xuất ngành nghề và dịch vụ, Hội đã tạo công ăn việc làm cho 130 hội viên và người nhà hội viên. Từ chỗ 47% số hộ hội viên thuộc đối tượng nghèo, đến nay với 150 hội viên không còn hộ nghèo, 75% số hộ hội viên có đời sống kinh tế từ loại khá đến loại giàu. Cũng từ tổ chức sản xuất dịch vụ có hiệu quả, sau khi trừ các chi phí, hiện nay quỹ hội có đến hơn 1,2 tỉ đồng. Trong 5 năm hoạt động, Hội Cựu chiến binh phường Trần Quang Diệu có 28 lượt tập thể, 64 lượt cá nhân được cấp giấy khen, bằng khen từ cấp phường đến cấp thành phố, cấp tỉnh, là đơn vị trong sạch vững mạnh xuất sắc 5 năm liền. Riêng Chủ tịch Hội Huỳnh Luận được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

. Vũ Trung Hùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bộ đội Cụ Hồ thắp sáng niềm tin   (05/12/2004)
Niềm vui của ông Cử  (03/12/2004)
Cuộc gặp mặt cảm động của những cựu chiến binh   (03/12/2004)
Những ngôi nhà tình nghĩa ở Vĩnh Thạnh   (02/12/2004)
Đến với những con tàu Thanh niên   (02/12/2004)
Bệnh nhân AIDS ở Trung tâm GDLĐXH: Cuộc sống không hề ngưng đọng   (01/12/2004)
Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ xã: Bài toán đã có lời giải   (01/12/2004)
Tan trường và nỗi lo ùn tắc giao thông   (30/11/2004)
Phước Thắng "điểm nóng" về quản lý đất đai   (30/11/2004)
Những chuyển động tích cực trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn   (30/11/2004)
Những phụ nữ vươn lên thoát nghèo  (28/11/2004)
Xây dựng 5 đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới  (26/11/2004)
Đa dạng dịch vụ truyền hình  (26/11/2004)
AIDS: Nỗi oan khiên của nhiều phụ nữ   (25/11/2004)
Những ghi nhận đầu tiên từ các trang web xã   (25/11/2004)