Giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ: Cần chú trọng và thiết thực
9:25', 7/12/ 2004 (GMT+7)

Hiện nay, phần lớn thanh niên, cả quân nhân xuất ngũ vẫn thích chọn việc làm có thu nhập cao mà không lường được tính thiết thực và sự ổn định. Vì thế, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách giải quyết việc làm thiết thực gắn liền với đời sống ổn định là vấn đề cần ưu tiên đặt ra.

Bộ đội xuất ngũ đang học bế hộp giấy tại HTX 22-12

Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp hoặc không có nghề nghiệp ổn định ở nước ta hiện có tỷ lệ tương đối cao. Trước tình hình này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách nhằm hỗ trợ, tư vấn và giải quyết việc làm cho thanh niên, trong đó có chính sách giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Về việc này, ở Bình Định trước nay đã có một số địa phương và đơn vị cơ sở thực hiện khá tốt như: xã Nhơn Thọ (An Nhơn) hay tại cơ sở sản xuất máy lọc sạn Tân Trung Thành ở thành phố Quy Nhơn.

Tại xã Nhơn Thọ chính quyền đã đề ra chủ trương ưu đãi giải quyết đất ở, đất canh tác hoặc cơ cấu, biên chế vào cấp ủy, chính quyền thôn, xã cho quân nhân xuất ngũ. Còn tại cơ sở sản xuất máy lọc sạn Tân Trung Thành thì cơ xưởng được gầy dựng từ bản lĩnh, nghị lực của 3 cựu chiến binh, đã giải quyết cho hàng chục quân nhân xuất ngũ có việc làm và thu nhập ổn định (bình quân 1 triệu đồng/ người/ tháng).

Mỗi năm, ở Bình Định có hàng nghìn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương nhưng việc bố trí việc làm cho họ rất hạn chế. Đơn cử như năm nay, chỉ có 16 người được giới thiệu việc làm ổn định, 8 người khác được đào tạo nghề và 29 người được đào tạo lao động xuất khẩu. Đây là một sự lãng phí lớn cho xã hội vì lực lượng quân nhân xuất ngũ đã được học tập rèn luyện, có nếp sống kỷ luật, có kiến thức tổng hợp trong quân đội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do công tác giáo dục, tuyên truyền, đặc biệt là đối với cơ quan quân sự các huyện, thành phố, các địa phương có quân nhân xuất ngũ còn quá hạn chế.

Để hỗ trợ tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ, ngày 22-3-2004, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Sở LĐ-TB&XH cũng đã ký kết chương trình phối hợp về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ. Đây là chương trình có ý nghĩa thực tiễn nhằm giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện có hiệu quả, để mọi quân nhân xuất ngũ có điều kiện được đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đồng thời, cần bảo đảm đúng những ưu tiên về chính sách dành cho quân nhân xuất ngũ.

. Hùng Anh - Nguyễn Dự

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Một đảng viên xung kích trên hai "mặt trận"  (06/12/2004)
Bộ đội Cụ Hồ thắp sáng niềm tin   (05/12/2004)
Niềm vui của ông Cử  (03/12/2004)
Cuộc gặp mặt cảm động của những cựu chiến binh   (03/12/2004)
Những ngôi nhà tình nghĩa ở Vĩnh Thạnh   (02/12/2004)
Đến với những con tàu Thanh niên   (02/12/2004)
Bệnh nhân AIDS ở Trung tâm GDLĐXH: Cuộc sống không hề ngưng đọng   (01/12/2004)
Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ xã: Bài toán đã có lời giải   (01/12/2004)
Tan trường và nỗi lo ùn tắc giao thông   (30/11/2004)
Phước Thắng "điểm nóng" về quản lý đất đai   (30/11/2004)
Những chuyển động tích cực trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn   (30/11/2004)
Những phụ nữ vươn lên thoát nghèo  (28/11/2004)
Xây dựng 5 đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới  (26/11/2004)
Đa dạng dịch vụ truyền hình  (26/11/2004)
AIDS: Nỗi oan khiên của nhiều phụ nữ   (25/11/2004)