Thứ năm, ngày 3/4/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Học sinh dân tộc thiểu số tăng cao: Một cố gắng vượt bậc của An Lão
16:13', 26/12/ 2004 (GMT+7)

Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục - đào tạo của huyện miền núi An Lão không ngừng được nâng cao và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong đó rõ nét nhất là số học sinh (HS) là người dân tộc thiểu số đến lớp ngày càng tăng.

Giờ sinh hoạt Đội của học sinh tiểu học An Hưng

Để "rủ" được các em HS người dân tộc thiểu số đến lớp, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã kết hợp với chính quyền địa phương thành lập Ban vận động làm nhiệm vụ "cắm bản" để điều tra trẻ trong độ tuổi đến trường, rồi đến từng nhà làm công tác vận động, thuyết phục gia đình đưa con đến lớp. Đồng thời, các trường cũng "khoán" mỗi giáo viên (GV) phải đảm bảo chỉ tiêu số HS đến lớp hàng năm (khoảng 20 em/lớp). Để có nguồn HS ổn định, ngay từ đầu năm học, các GV phải xây dựng kế hoạch và đi vào từng làng vận động. Cô Nguyễn Thị Minh Hiền, GV môn hóa, sinh dạy khối 7-8, trường Dân tộc bán trú Trung Hưng, cho biết: "Mỗi lần đi vận động như thế, tôi phải lội suối, vượt dốc. Cực lắm. Có những xã như An Quang, An Nghĩa, An Toàn phải đi bộ mất một ngày đường mới đến nơi. Nhiều lần, tôi phải theo lên tận rẫy để "dỗ ngọt" các em đến lớp… Phải cố gắng thôi, vì tương lai của lũ nhỏ mà!".

Theo quy định, HS học bán trú được trợ cấp 50.000 đồng/tháng/HS; HS học nội trú được hưởng mức trợ cấp 120.000đồng/tháng/HS và gia đình có trách nhiệm chu cấp thêm tiền hoặc lương thực cho các em khi theo học. Nhưng thực tế, do đời sống của người dân tộc thiểu số còn khó khăn nên nhiều hộ đã không đáp ứng được nhu cầu học tập của con em họ. Vì vậy, các trường bán trú ở An Lão đã phải kiêm luôn nhiệm vụ chăm lo cái ăn hàng ngày đồng thời chu cấp toàn bộ sách vở, dụng cụ học tập cho các em.

Còn đối với HS nội trú, trước đây chưa có nhà ở, các em được nhà trường gửi nhà dân quanh trường để đi học, khi nhà nội trú được xây mới, các em được sắp xếp 8 HS/phòng với hệ thống chiếu sáng và nước sinh hoạt đảm bảo. Nhằm giúp các em đỡ buồn khi xa nhà và hăng say học tập, các trường đã trang bị tivi, đài và tạo nhiều sân chơi: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… cho các em. Đối với những HS đã tốt nghiệp tiểu học nhưng không học tiếp lên cấp II, nay cũng được vận động theo học các lớp THCS thuộc chương trình đào tạo hệ bổ túc. Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện cũng khuyến khích GV học tiếng địa phương nhằm thuận lợi hơn trong công tác giảng dạy.

Với những nỗ lực như trên, đến nay toàn huyện có 411 cháu mầm non - mẫu giáo, 1.234 HS tiểu học, 1.100 HS THCS và 283 HS THPT là con em các dân tộc thiểu số. Cũng trong năm 2004, An Lão đã xét tuyển 20 HS người dân tộc thiểu số theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong năm học 2004-2005 này, An Lão đã xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 2 trường phổ thông dân tộc bán trú là Trung Hưng (xã An Hưng) và Đinh Rúi (xã An Quang), thu nhận thêm hàng trăm HS là người dân tộc thiểu số theo học.

Ông Trương Tứ, Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện An Lão, cho biết: "Kết quả hôm nay đã phản ánh sự cố gắng từ nhiều phía (nhà trường, chính quyền địa phương, gia đình…). Điều tôi quan tâm nhất hiện nay là việc duy trì HS theo học các cấp cao hơn." Đúng vậy, việc vận động các em HS đến lớp đã khó, duy trì số HS này tiếp tục theo học các lớp cao hơn lại càng khó hơn. Và vì thế, nếu An Lão thành công trong việc này, thì việc vận động số HS là người dân tộc thiểu số đến lớp hôm nay sẽ có ý nghĩa hơn và có giá trị hơn.

. Quốc Việt

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Công tác dân số 2004: Mừng và lo  (26/12/2004)
Dự án sức khỏe bà mẹ và trẻ em tỉnh Bình Định: Khởi động nhanh, khó khăn nhiều  (23/12/2004)
Trang thiết bị dạy học: Đem con bỏ chợ  (23/12/2004)
Hướng đến một thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp   (22/12/2004)
Đại đội thông tin: "Thông tin phải thông suốt như mạch máu trong cơ thể mình"  (22/12/2004)
Lịch sử Ngày thành lập QĐND Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22-12  (22/12/2004)
Những chiến công tiêu biểu  (22/12/2004)
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội ta, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ  (22/12/2004)
Tướng về hưu trên "miền đất võ"  (21/12/2004)
Sự cố nguy hiểm và nạn trộm cắp vật tư đường sắt còn nhiều  (21/12/2004)
Người nữ chỉ huy anh hùng  (20/12/2004)
Hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2004: Bước khởi động tích cực  (20/12/2004)
Nguy cơ hỏa hoạn từ các lò sấy gỗ  (19/12/2004)
Tiếp tục chất vấn và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng  (17/12/2004)
Quy hoạch cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa   (16/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn