Cô giáo vùng cao tận tụy với nghề
14:40', 28/12/ 2004 (GMT+7)

Đó là cô giáo Nguyễn Thị Tính, 35 tuổi, giáo viên Trường mẫu giáo Canh Hòa, huyện Vân Canh. Cô ở tận tỉnh Hòa Bình xa xôi, theo người chị gái đến xã Canh Hòa lập nghiệp và gắn bó luôn với mảnh đất này để "gieo cái chữ" cho những đứa trẻ người dân tộc ít người ở đây.

Cô giáo Nguyễn Thị Tính

Hiện nay, cô Tính đã có một gia đình hạnh phúc với một thanh niên người dân tộc Chăm ở địa phương và tự nguyện chọn Vân Canh là quê hương thứ hai để an cư… dạy học. Cô tâm sự: "Ngày đầu tiên đi dạy, tôi thật ngỡ ngàng khi những học sinh của mình là một lũ trẻ mắt mũi kèm nhem, tóc tai bù xù, khét mùi nắng gió. Buổi học đầu tiên ấy, tôi nói gì lũ trẻ chỉ trố mắt nhìn. Và đến lúc bọn trẻ nói, tôi cũng hết sức ngỡ ngàng. Tôi chợt hiểu ra rằng, giữa tôi và các cháu đang bị ngăn cách bởi sự bất đồng về ngôn ngữ".

Ngày đầu tiên đi dạy của cô Tính cũng là ngày đầu tiên lũ trẻ người dân tộc ít người ở Canh Hòa được đến trường mẫu giáo. Hình ảnh của các cháu bé còn quá thiệt thòi ấy đã như một chất xúc tác giúp cô Tính vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống vùng cao để bám trường, bám lớp. Đến nay, đã 5 năm trôi qua, sự nghiệp giáo dục mầm non ở Canh Hòa đã có sự phát triển vượt bậc, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp trồng người ở huyện Vân Canh.

Nếu như trước đây, trẻ em ở các làng đồng bào dân tộc ít người bước vào lớp 1 với hành trang là con số 0 thì nay sau bậc học mẫu giáo các em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp... Với "lưng vốn" này, các em có thể tự tin hòa nhập vào chương trình, nội dung kiến thức của bậc tiểu học, tránh được tình trạng vào lớp một các em phải gồng lên để học. Với cảm nhận của người hàng ngày trực tiếp gắn bó với công việc dạy dỗ các cháu, cô Tính trăn trở: "Nếu như các tiết học trên lớp được phụ trợ nhiều hơn về đồ dùng dạy học, đồ chơi; cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư tốt hơn thì những thành quả của giáo dục mầm non miền núi sẽ được nhân lên rất nhiều". Mong sao ước mơ của cô giáo Tính mau chóng trở thành hiện thực.

. Minh Quang

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Năm học 2004-2005: Thu - chi học phí như thế nào?  (28/12/2004)
Những ngôi nhà mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh  (27/12/2004)
Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước   (27/12/2004)
Học sinh dân tộc thiểu số tăng cao: Một cố gắng vượt bậc của An Lão  (26/12/2004)
Công tác dân số 2004: Mừng và lo  (26/12/2004)
Dự án sức khỏe bà mẹ và trẻ em tỉnh Bình Định: Khởi động nhanh, khó khăn nhiều  (23/12/2004)
Trang thiết bị dạy học: Đem con bỏ chợ  (23/12/2004)
Hướng đến một thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp   (22/12/2004)
Đại đội thông tin: "Thông tin phải thông suốt như mạch máu trong cơ thể mình"  (22/12/2004)
Lịch sử Ngày thành lập QĐND Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22-12  (22/12/2004)
Những chiến công tiêu biểu  (22/12/2004)
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội ta, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ  (22/12/2004)
Tướng về hưu trên "miền đất võ"  (21/12/2004)
Sự cố nguy hiểm và nạn trộm cắp vật tư đường sắt còn nhiều  (21/12/2004)
Người nữ chỉ huy anh hùng  (20/12/2004)