Tìm lại thế giới âm thanh cho trẻ em khiếm thính
15:44', 19/2/ 2004 (GMT+7)

Các bác sĩ của AHAC đang kiểm tra thính lực của trẻ câm điếc

Thực hiện chương trình "Âm thanh và tiếng nói cho trẻ em nghèo câm điếc", vừa qua, Hội Trợ giúp trẻ em châu Á (AHAC) đã tiến hành khám, đo thính giác… cho 109 trẻ em khiếm thính đang học tập tại cơ sở dạy nghề miễn phí cho người tàn tật và trẻ em mồ côi Nguyễn Nga (cơ sở Nguyễn Nga) ở Quy Nhơn. Qua khám phân loại, Hội AHAC quyết định hỗ trợ máy trợ thính cho 109 em câm điếc đang học tập tại đây. Việc làm nhân đạo này sẽ giúp các em có cơ hội tìm lại thế giới âm thanh - vốn là niềm khát khao cháy bỏng của những trẻ em bị câm điếc.

Lớp dạy chữ cho trẻ em câm điếc lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Bình Định, do cơ sở Nguyễn Nga tổ chức từ năm 1999 đến nay. Sau 5 năm tồn tại và phát triển, từ khi chỉ có 1 lớp với 24 em theo học, đến nay đã có 8 lớp với 96 em theo học, gồm 4 lớp dự bị, 2 lớp 1 và 1 lớp 2. Ngoài học chữ các em còn học ở các lớp năng khiếu. Cơ sở đã mở các lớp âm nhạc, hội họa, sáng tác văn học và múa, nhưng với đặc điểm khuyết tật nên các em câm điếc chỉ tham gia lớp múa và lớp hội họa. Xem các em câm điếc biểu diễn các tiết mục múa, và xem tranh các em vẽ sẽ thấy những khát khao cháy bỏng của các em về một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, tranh của em Trần Thị Hân đã đạt giải 3 tại cuộc thi "Uống nước nhớ nguồn" do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức. Được học tập và được sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đã làm cho các em quên đi những tháng ngày tuổi thơ chìm trong câm lặng.

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - phụ trách cơ sở Nguyễn Nga cho biết: đối với trẻ em câm điếc thì khó khăn đầu tiên vẫn là việc quản lý và đưa các em vào nề nếp, vì đặc điểm của khuyết tật nên tính nết của các em thường cộc cằn, bướng bỉnh. Chính vì vậy chỉ có tình thương và sự kiên trì của các cô giáo ở đây mới giúp các em ổn định tâm lý, chịu hòa nhập và học tập đạt kết quả.

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Kiều - giáo viên lớp 1A có 12 em theo học, cho biết: Áp dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt là đặc điểm chuyên môn của lớp câm điếc. Trẻ bị tật ở tai nên không có khả năng nghe. Phương pháp thị giác là tận dụng khả năng nhìn của các em. Giáo viên nói chậm, rõ ràng và lặp lại nhiều lần để các em nhớ từ. Thông qua ánh mắt, động tác và lắng nghe xem các em nói như thế nào để cung cấp từ cho các em.

Trẻ em câm điếc tỏ ra ham học hỏi, luôn mong muốn khám phá thế giới chung quanh. Mọi thứ chung quanh các em đều quen thuộc nhưng không biết gọi tên, chính vì thế các em luôn muốn biết, muốn tìm hiểu. Ở lớp học, các giáo viên luôn tổ chức kết hợp học thông qua các trò chơi, để các em tìm hiểu thế giới tự nhiên và học những hành vi tốt, tăng vốn từ thông qua vui chơi.

Được biết, song song với việc học văn hóa, các em còn được học nghề miễn phí tùy theo năng khiếu của từng em. Sau 5 năm, đã có nhiều em được học nghề, tìm việc làm tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.

Hy vọng, với sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội từ thiện, lớp học dành cho trẻ em khiếm thính ở cơ sở Nguyễn Nga sẽ từng bước ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu của các em câm điếc và giúp các em thực hiện quyền được học tập, được vui chơi giải trí, được phát triển và hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

. La Ánh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chủ tịch phường tuổi 30   (18/02/2004)
Về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư   (17/02/2004)
Chuyện ăn ở trường mầm non  (16/02/2004)
Trò chơi điện tử vi tính: lợi ít, hại nhiều   (15/02/2004)
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong thời kỳ đổi mới  (13/02/2004)
Người "gieo chữ" bên sông  (12/02/2004)
Tự hào thanh niên xung phong  (11/02/2004)
Tưng bừng ngày hội tòng quân  (10/02/2004)
Thực đơn thời... cúm gà ở các trường bán trú, nội trú   (10/02/2004)
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ Đảng (khóa IX) để tạo chuyển biến rõ nét hơn   (09/02/2004)
Xóa nhà ở đơn sơ cho người nghèo: Cái đích đang đến gần  (08/02/2004)
Kon-Tơlok mùa xuân này   (06/02/2004)
Hà Ri một lòng theo Đảng   (05/02/2004)
Một chiến công, một niềm tự hào   (05/02/2004)
Khi quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống  (04/02/2004)