Chuyện học ở Bãi Xép
15:51', 24/2/ 2004 (GMT+7)

Học sinh ở Bãi Xép

Cho dù quan điểm của người dân Bãi Xép (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn)  đối với chuyện học tập của con cháu bây giờ đã khác xưa, nhưng "cái khó bó… cái chữ", trẻ em cứ học đến hết cấp I là ở nhà theo anh, theo cha ra biển để kiếm sống…

Ông Nguyễn Văn Thanh, Khu vực trưởng khu vực 1 (khu vực Bãi Xép) kể: "Cách đây 5 năm, đời sống người dân Bãi Xép rất khổ, cuộc sống chỉ biết dựa vào biển cả, gặp lúc thời tiết xấu, biển động không làm được nghề biển thì chỉ biết vào rừng chặt củi, đốt than để kiếm sống… Trong bối cảnh ấy, chuyện học hành ở Bãi Xép cũng cực kỳ khó khăn. Cả khu vực Bãi Xép và Bãi Bàng (lúc ấy chưa giao về cho tỉnh Phú Yên) chỉ có 2 phòng học đơn sơ, bàn ghế, trang thiết bị giảng dạy thiếu thốn trăm bề. Thêm vào đó là nhận thức về chuyện học cho con cháu của người dân nơi đây rất thấp, nhà nào cố gắng lắm thì chỉ cho con học đến hết lớp 4, nếu con cái lên lớp 5 phải ra ngoài Trường tiểu học số 2 Quang Trung (ở trung tâm Quy Nhơn), khó khăn trăm bề vì đò giang cách trở. Do vậy trẻ em ở đây thường phải sớm theo cha anh ra biển kiếm sống. Cả việc điều giáo viên về khu vực này cũng rất khó khăn. Ban giám hiệu Trường Tiểu học số 2 Quang Trung đã phải khắc phục khó khăn bằng cách cho các thầy cô giáo luân phiên nhau để vào dạy."

Con đường Quy Nhơn - Sông Cầu hoàn thành đã làm thay đổi diện mạo của Bãi Xép. Chuyện giao thông cách trở đã được tháo gỡ. Đời sống dân trí nơi đây được nâng lên một bậc. Người dân Bãi Xép bắt đầu nhận thức tốt hơn về chuyện học tập của con cái. Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục ở Bãi Xép được nâng cấp nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố và chính quyền địa phương, 4 phòng học khang trang, kiên cố, trang thiết bị tốt, mới mẻ đã thay thế cho 2 cái phòng học vốn đã quá cũ. Học sinh đến lớp nhiều hơn, hiện nay toàn khu vực có 110 em đến lớp, đặc biệt lớp 5 đã được học tại Bãi Xép chứ không phải đi xa như trước kia. Ban giám hiệu Trường tiểu học số 2 Quang Trung đã đưa vào khu vực Bãi Xép 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 1 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và 1 giáo viên dạy giỏi cấp trường để vào đây giảng dạy. Ngoài những giờ lên lớp, các giáo viên còn phối hợp với chính quyền địa phương đến từng nhà vận động gia đình đưa trẻ em trong độ tuổi đến trường. Công tác giảng dạy và học tập của khu vực Bãi Xép đã đi vào quy củ và hướng đến chất lượng.

Tất cả những điều đó của thầy và trò khu vực Bãi Xép đã góp thành tích đưa Trường tiểu học số 2 Quang Trung trở thành trường chuẩn quốc gia. Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Văn Thanh, việc học nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, phụ huynh đã nhận thức tốt hơn về chuyện học hành của con cái nhưng khi lên đến cấp II, các cháu phải đi học xa nên nhiều phụ huynh ngại khó. Nếu cho các cháu ở trọ thì rất tốn kém, vả lại các cháu còn nhỏ tuổi, còn nếu gia đình phải đưa đi, đưa về cũng rất bất tiện. Bên cạnh đó, nhu cầu cần lao động đã khiến cho nhiều gia đình buộc các cháu phải ở nhà để phụ giúp việc gia đình.

Việc học ở Bãi Xép vì thế vẫn chưa hết khó khăn.

. Công Tâm

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện "vượt cạn" thời nay  (23/02/2004)
Nghề giúp việc nhà  (22/02/2004)
Đào tạo tiếng Anh chuyên ngành CNTT: Chưa được quan tâm đúng mức   (20/02/2004)
Tìm lại thế giới âm thanh cho trẻ em khiếm thính  (19/02/2004)
Chủ tịch phường tuổi 30   (18/02/2004)
Về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư   (17/02/2004)
Chuyện ăn ở trường mầm non  (16/02/2004)
Trò chơi điện tử vi tính: lợi ít, hại nhiều   (15/02/2004)
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong thời kỳ đổi mới  (13/02/2004)
Người "gieo chữ" bên sông  (12/02/2004)
Tự hào thanh niên xung phong  (11/02/2004)
Tưng bừng ngày hội tòng quân  (10/02/2004)
Thực đơn thời... cúm gà ở các trường bán trú, nội trú   (10/02/2004)
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ Đảng (khóa IX) để tạo chuyển biến rõ nét hơn   (09/02/2004)
Xóa nhà ở đơn sơ cho người nghèo: Cái đích đang đến gần  (08/02/2004)