Một tập thể giỏi chuyên môn và giàu y đức
15:38', 27/2/ 2004 (GMT+7)

Theo dõi trẻ sơ sinh 20-30 ngày tuổi trong lồng ấp ở Khoa Nhi BVĐK tỉnh

Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (BVĐK BĐ) hiện có 16 bác sĩ, trong đó có 14 bác sĩ chuyên khoa cấp một chuyên ngành Nhi, 36 điều dưỡng trung cấp và 10 hộ lý. Ngoài việc cứu chữa phục vụ cho 100 giường bệnh theo quy định với 4 khu bệnh: khu hồi sức cấp cứu tổng hợp, khu bệnh lý về tiêu hóa, về hô hấp và trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, Khoa còn phải cử 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng và 1 hộ lý hàng ngày ra khám nhi tại phòng khám đa khoa của bệnh viện.

Do công tác chẩn đoán và điều trị tốt nhờ một số khoa mũi nhọn chuyên sâu trong chẩn đoán hình ảnh, trong ngoại đa chấn thương và thần kinh sọ não, trong hồi sức tổng hợp nội, ngoại khoa, nên nhiều bệnh nhân ở các tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi đến BVĐK tỉnh ngày càng tăng lên. Riêng khoa Nhi có lúc lên đến 120-130 giường, phải nằm 2 em một giường là chuyện bình thường. Cũng như thế, tổ khám nhi ở phòng khám của bệnh viện khám liên tục trong ngày, cao điểm có lúc phải khám đến 150 cháu/ngày.

Khoa có một đội ngũ thầy thuốc được đào tạo cơ bản, mà thông thạo nhất là công tác sơ cấp cứu hồi sức sơ sinh tổng hợp, có nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hệ thống hồi sức sơ sinh. Thời gian qua, Khoa đã chăm sóc cứu chữa thành công nhiều bệnh nhi trong cơn nguy kịch. Nhiều khi các thầy thuốc ở đây phải thay nhau túc trực, cấp cứu, lo ăn, lo thuốc bằng chính đồng tiền được quyên góp lại của nhân viên trong khoa để giúp đỡ những cháu nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi. Điều trị tại khoa có cháu bị nhiễm HIV dương tính, cũng có cháu đã chuyển sang bệnh AIDS do mẹ sau khi sinh, bỏ trốn. Từ thực tế này, Khoa có sáng kiến xây dựng "Quỹ tiền tình thương" để các cháu có cốc sữa, viên thuốc, lọ dịch truyền hoặc bịch máu tươi. Sau khi điều trị khỏe mạnh, Khoa lại cử người bế bồng các cháu mồ côi này lên gửi ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Định tiếp tục chăm nuôi.

Ở khu nhi sơ sinh với những chiếc lồng ấp mini xinh xắn có khoảng 4-6 giường dành riêng cho các cháu sinh đôi, sau sinh chưa được 1 giờ, đa số là đẻ non thiếu tháng, ngạt, tím tái, toàn bộ cân nặng từ 800g đến 1,5kg. Các cháu này hầu hết đều có những bệnh nhiễm trùng phổi nặng, thiếu ôxy cấp, viêm màng não, rối loạn thể tắc mật vàng da cấp, nghi nhiễm siêu vi, các bệnh về máu, tiêu chảy mất nước, rối loạn điện giải, cơn co giật cấp… Tất cả đều được các thầy thuốc ở đây săn sóc, cấp cứu chu đáo, tận tụy.

Tập thể Khoa Nhi BVĐK BĐ như tấm lòng người mẹ, chịu khổ, chịu khó, hết mình vì sự sống còn của các cháu. Bà Lê Thị Bốn 68 tuổi ở xã Tuy An, Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, có đứa cháu ngoại vừa vượt qua cơn "thập tử nhất sinh" nói với chúng tôi: "Thương cháu bao nhiêu thì càng biết ơn các chị, các anh ở Khoa Nhi BVĐK tỉnh Bình Định bấy nhiêu!".

Trong số 62 cán bộ, công nhân viên của Khoa đã có trên 10 anh chị em đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 2003. Trong những năm qua, Khoa Nhi BVĐK BĐ đã được tặng Bằng khen của Bộ Y tế, nhiều bằng khen của UBND tỉnh và của Sở Y tế.

. Trang Xuân Chi

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Từ khu vườn tượng danh nhân y học ở Quy Hòa: Nghĩ về y đức thời nay  (26/02/2004)
Những người gắn bó với… côn trùng  (25/02/2004)
Chuyện học ở Bãi Xép   (24/02/2004)
Chuyện "vượt cạn" thời nay  (23/02/2004)
Nghề giúp việc nhà  (22/02/2004)
Đào tạo tiếng Anh chuyên ngành CNTT: Chưa được quan tâm đúng mức   (20/02/2004)
Tìm lại thế giới âm thanh cho trẻ em khiếm thính  (19/02/2004)
Chủ tịch phường tuổi 30   (18/02/2004)
Về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư   (17/02/2004)
Chuyện ăn ở trường mầm non  (16/02/2004)
Trò chơi điện tử vi tính: lợi ít, hại nhiều   (15/02/2004)
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong thời kỳ đổi mới  (13/02/2004)
Người "gieo chữ" bên sông  (12/02/2004)
Tự hào thanh niên xung phong  (11/02/2004)
Tưng bừng ngày hội tòng quân  (10/02/2004)