Hướng tới kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2004)
Điên Biên Phủ với chiến thắng Átlăng
17:0', 12/3/ 2004 (GMT+7)

(Tiếp theo và hết)

          Nóc hầm Đờ Cát

Đến mặt trận Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi sâu nắm tình hình và phương án tấn công tập đoàn cứ điểm này. Tại cuộc họp Đảng ủy mặt trận, đa số ý kiến đề nghị cần "đánh nhanh, thắng nhanh" trong 2, 3 ngày đến, để lâu không lợi. Chưa có ý kiến chính thức ngay, nhớ lời Bác Hồ dặn, Đại tướng tiếp tục đi nắm tình hình, nghiên cứu thế trận, nghe nhiều ý kiến của các đại đoàn, cơ quan tham mưu. Cuối cùng Đại tướng kết luận, ta chuyển phương châm từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Các đơn vị và pháo binh phải kéo ra chuẩn bị theo phương châm mới.

Chuyển phương châm tác chiến trên được báo cáo về Bác và Bộ Chính trị. Bác và Bộ Chính trị nhất trí. Từ đó một cuộc huy động lực lượng và công tác bảo đảm cho mặt trận ở hậu phương tiến hành rất khẩn trương.

Mặt trận bắc Tây Nguyên bắt đầu nổ súng từ ngày 17-1-1954, ta tiêu diệt một loạt cứ điểm Mang Đen, Mang Pút, Đắc Tô, Đăc Lay. Ngày 5-12 ta giải phóng thị xã Kon Tum, phát triển mạnh vào phía Nam, khu tam giác Plâyku, Cheo Reo, đánh vào cụm sau lưng quân địch ở đường 19.

Ngay sau đó, ngày 20-1-1954, quân Pháp bắt đầu cuộc hành quân Átlăng, với 22 tiểu đoàn đánh ra Phú Yên. Quân dân Phú Yên đánh trả quyết liệt, một bộ phận chủ lực ở Tây Nguyên tăng cường xuống Phú Yên tham gia đánh quân Pháp khi chúng ra Bình Định. Cùng lúc địch cho biệt kích từ An Khê nhảy dù xuống Đồng Sim, Đồng Le, đèo Bồ Bồ thuộc xã Bình Khê, bị Đại đội 100 của tỉnh và du kích bộ đội địa phương vây đánh, chúng phải rút về An Khê.

Ngày 10-4-1954, địch từ Sông Cầu chia làm 2 cánh, một cánh theo đường số 6 đánh ra, đến La Hai - Phú Yên, gặp bộ đội chủ lực chận đánh, chúng không ra được. Cánh đèo Cù Mông theo đường số I, gặp Đại đội 100 chận đánh nhiều trận, chúng chết và bị thương trên 20 tên. Dựa vào pháo binh và quân đông, chúng tiếp tục phát triển ra Phú Tài ngày nay (nơi đây trước là rừng), du kích và bộ đội chận đánh mãi đến chiều ngày 11-4 chúng mới ra đến ngã ba Thanh Long.

Trước đó, ngày 12-3, Pháp dùng 8 tiểu đoàn đổ bộ lên Quy Nhơn. Ngày 13-3 một bộ phận khác đổ bộ lên Phước Hải và đầm Thị Nại. Trên hướng tây, địch ở An Khê cho 4 binh đoàn kéo ra chiếm đầu cầu Thượng An, chuẩn bị đánh xuống Bình Định, thì cùng ngày 13 tiếng súng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu, buộc Nava phải điều ngay một binh đoàn dù ra Hà Nội, kế hoạch đánh xuống Bình Định bị phá sản.

Ngay từ lúc đổ bộ lên Quy Nhơn, bị du kích, lực lượng địa phương và Tiểu đoàn 80 của tỉnh chận đánh, ở phía Phú Tài bị Đại đội 100 vây đánh, kết hợp với hầm chông, cạm bẫy của du kích, địch chết hằng trăm tên.

Đến ngày 20-3 số quân địch ở mặt trận Quy Nhơn có 4 binh đoàn, 230 xe quân sự (có 5 xe tăng), 4 tiểu đoàn công binh, 48 tàu chiến, 13 máy bay và trận địa pháo 6 khẩu 105 ly. Địch bị sa vào trận địa chiến tranh nhân dân, đi đến đâu bị đánh chết và bị thương đến đấy, chúng phải co lại đóng ở một số điểm như Lòng Sông, Trường Úc, Phú Mỹ, Cầu Đôi, cầu Sông Ngang, xã Phước Hải, Phú Tài. Nhưng từng lúc chúng nống lên Phước Lộc, Kỳ Sơn (Phước Sơn), Cát Chánh (Phù Cát) đều bị ta chận đánh, chúng phải tháo lui. Đặc biệt, quân ở Phú Tài, cầu Sông Ngang vượt sông Hà Thanh sang Diêu Trì bị Đại đội 100 và Đại đội chủ lực chận đánh quyết liệt, chúng chết và bị thương 50 tên, phải tháo chạy sang sông.

Ở mặt trận Điện Biên Phủ, lúc 17 giờ ngày 30-3-1954, ta mở đợt tấn công lần thứ 2 nhằm chiếm các ngọn đồi phía đông, chiếm sân bay triệt đường tiếp viện và tiếp tế, thắt chặt vòng vây, từng bước thu hẹp phạm vi chiếm đóng và bầu trời. Đây là đợt tấn công quyết liệt, giành giật và lấn từng mét chiến hào, mãi đến cuối tháng 4 đợt tấn công thứ 2 mới hoàn thành nhiệm vụ đề ra và tích cực chuẩn bị chuyển sang đợt tấn công thứ 3.

Mặt trận Điện Biên Phủ bị đánh mạnh, ở mặt trận Quy Nhơn địch phải co lại không dám tổ chức nống ra. Không để địch yên, cơ sở, du kích bám bắn tỉa tiêu hao, kêu gọi binh vận, 20 binh sĩ Pháp mang súng ra hàng. Đến ngày 4-4 quân Pháp rút bỏ các đồn bót, đưa lực lượng về cố thủ trong thị xã, thì trước đó đêm 3-4 một bộ phận đặc công của Khu, do đội trưởng Lục Đức Đèn chỉ huy, tập kích nhà hát Trung Hoa trên đường Phan Bội Châu, 200 tên sĩ quan và lính lê dương bị chết.

Từ ngày quân Pháp đổ bộ lên Quy Nhơn cho đến cuối tháng 4, quân và dân Bình Định đã loại khỏi vòng chiến 2.673 tên, trong đó có 1.400 bị diệt, 30 tên ra hàng, 61 tên bị bắt làm tù binh. Ta thu 45 súng các loại (có 25 súng máy), đánh hỏng 6 xe quân sự (có 2 xe tăng).

Ở mặt trận Điện Biên Phủ, đêm 1-5-1954 ta mở đợt tấn công lần thứ 3, đến 17 giờ 30 ngày 7-4, quân ta đánh chiếm sở chỉ huy của địch. Tướng Đờ Cát và toàn bộ Bộ tham mưu bị ta bắt sống, quân địch kéo cờ trắng ra hàng. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân ta phất phới tung bay trên nắp hầm Đờ Cát và cánh đồng Điện Biên Phủ.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân ta đã tiêu diệt, bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, kết thúc giai đoạn chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Lịch sử đã sang trang, một giai đoạn cách mạng mới bắt đầu.

. Đinh Bá Lộc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tuổi trẻ học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Học để trưởng thành   (11/03/2004)
Bình Định sau đợt sóng gió kinh hoàng   (10/03/2004)
Điện Biên Phủ với chiến dịch Átlăng  (09/03/2004)
Trung Bình - Làng văn hóa tiên tiến   (08/03/2004)
Hôm nay ngày tám tháng ba  (07/03/2004)
Vai trò của phụ nữ trong chiến dịch Điện Biên Phủ  (05/03/2004)
Tưng bừng những ngày đầu ra quân   (04/03/2004)
An toàn và kiểm soát bức xạ ở Bình Định   (03/03/2004)
Tăng cường xây dựng địa bàn biên phòng vững mạnh   (02/03/2004)
Vợ hai liệt sĩ   (01/03/2004)
Khi lính biên phòng nhập cuộc  (29/02/2004)
Một tập thể giỏi chuyên môn và giàu y đức   (27/02/2004)
Từ khu vườn tượng danh nhân y học ở Quy Hòa: Nghĩ về y đức thời nay  (26/02/2004)
Những người gắn bó với… côn trùng  (25/02/2004)
Chuyện học ở Bãi Xép   (24/02/2004)