Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh:
Mở rộng các ngành và loại hình đào tạo
15:52', 22/4/ 2004 (GMT+7)

Từ một trường trung học chỉ đào tạo cán bộ văn hóa - nghệ thuật có trình độ trung cấp, đến nay, Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh ngày càng mở rộng các ngành và loại hình đào tạo. Học sinh của Trường không chỉ là người trong tỉnh mà còn có các tỉnh bạn. Đặc biệt, năm học 2004-2005, Trường sẽ mở lớp đào tạo trung cấp âm nhạc và văn hóa quần chúng, ưu tiên cho con em các dân tộc thiểu số...

* Mở rộng ngành đào tạo

Phần lớn những diễn viên của Đoàn ca kịch Bài chòi Bình Định đều do trường đào tạo

Ngay từ khi được công nhận là trường trung học vào năm 1982, Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép đào tạo 14 ngành học. Mười năm trở lại đây, trường mở rộng thêm hai chuyên ngành: sư phạm âm nhạc và sư phạm nhạc họa, đào tạo trên 400 giáo viên dạy nhạc, họa cho ngành giáo dục tỉnh nhà. Đồng thời, từ năm 1993, trường đã liên kết với Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Nghệ thuật Huế mở các lớp đại học (tại chức) chuyên ngành mỹ thuật, sáng tác âm nhạc, thông tin thư viện, văn hóa quần chúng, bảo tồn bảo tàng. Qua việc đa dạng hóa các ngành, loại hình đào tạo, đã đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt ở Trung tâm Văn hóa - Thông tin các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn. Hiện nay, lưu lượng học sinh của trường vào khoảng 400 học sinh/năm.

Học sinh ra trường hầu hết đã phát huy được kiến thức và có việc làm đúng với ngành nghề đã học, trở thành hạt nhân trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Toàn bộ đội ngũ cán bộ phục vụ cho ngành văn hóa thông tin cấp huyện và trên 90% diễn viên, nhạc công giữ vai trò nòng cốt Nhà hát Tuồng Đào Tấn và Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định là những học sinh do trường đào tạo. Đặc biệt, trong năm học 2004-2005, Trường sẽ ưu tiên tuyển sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm đào tạo cán bộ văn hóa - thông tin cho miền núi.

Đến nay, Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh đã đào tạo: 937 học sinh hệ chính quy; 205 học sinh hệ tại chức; bồi dưỡng (sơ cấp) cho 2.410 cán bộ văn hóa cơ sở.

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hồng Tĩnh cho biết: "Với phương châm đào tạo gắn liền với sử dụng, để chuẩn bị cho việc tuyển sinh các lớp này, Trường đã trực tiếp xuống các địa phương làm công tác tuyển sinh. Sự phối hợp chặt chẽ này vừa tạo thuận lợi, vừa đảm bảo về đầu ra cho các em sau khi tốt nghiệp". Toàn bộ lệ phí đăng ký dự thi khoảng 110.000 đồng/thí sinh/đợt cũng được miễn hoàn toàn. Một thuận lợi là Trường sẽ tổ chức thi năng khiếu ngay tại trung tâm bốn huyện miền núi An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Khi nhập học, theo chủ trương của tỉnh, con em đồng bào dân tộc thiểu số được trợ cấp học phí 200.000 đồng/tháng, nếu kết quả học tập đạt loại khá thì được trợ cấp thêm 100.000 đồng/tháng, nếu học giỏi là 200.000 đồng/tháng. Học sinh là người dân tộc, vùng cao khi vào trường sẽ được bố trí ở nội trú miễn phí. "Chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất trước khi bước vào năm học mới" - thầy Tĩnh khẳng định.

Ngoài ra, trong năm học 2004-2005, trường sẽ tuyển sinh 190 học sinh hệ trung cấp chính quy đào tạo các ngành âm nhạc, văn hóa quần chúng, sư phạm âm nhạc, sư phạm hội họa, thông tin thư viện và học sinh. Đồng thời, trường còn phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh lớp đại học hệ vừa học vừa làm ngành văn hóa quần chúng (phân ban quản lý văn hóa) khóa học 2004-2008 và sẽ tổ chức thi tuyển vào tháng 6 năm 2004.

. Lê Viết Thọ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nóng bỏng một "mặt trận"   (21/04/2004)
Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh về lượng và chất   (21/04/2004)
Nhiều giáo viên mầm non, mẫu giáo chưa được tham gia BHXH  (20/04/2004)
Học sinh cận thị - SOS!  (19/04/2004)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến"  (19/04/2004)
Huỳnh Trọng Quý - người đạt giải nhất cuộc thi Báo cáo viên giỏi Tư tưởng Hồ Chí Minh tỉnh  (19/04/2004)
Mái ấm của những mảnh đời bất hạnh  (18/04/2004)
Xã vùng cao Đăk Mang một tuần trước ngày bầu cử đại biểu HĐND 3 cấp  (18/04/2004)
Phi lao thoi thóp   (16/04/2004)
Cộng đồng đồng hành với người tàn tật   (16/04/2004)
Một ngày thăm Điện Biên  (15/04/2004)
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Vân Canh   (14/04/2004)
Vì sao công trình nước sinh hoạt ở Nhơn Hải bị chậm trễ?  (13/04/2004)
Chỗ ở tốt hơn cho người có công với nước  (12/04/2004)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập chủ nghĩa Mác-Lênin  (12/04/2004)