Thực hiện Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Những tiến bộ khởi sắc
15:34', 9/4/ 2004 (GMT+7)

Tháng 12-1999, qua cân theo dõi 142.532 trẻ em dưới 5 tuổi ở Bình Định (chiếm 91,87% trẻ em trong độ tuổi), đã phát hiện 53.917 em bị suy dinh dưỡng (SDD), chiếm tỷ lệ 37,84%. 5 năm sau (tháng 11-2003) tỷ lệ trẻ em SDD rút xuống còn 26,5%. Tuy vẫn còn ở mức cao, nhưng rõ ràng Bình Định đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng chống SDD trẻ em.

Bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng của các cháu lớp mẫu giáo Trường Mầm non Tam Quan (Hoài Nhơn)

Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (PCSDDTE) ở tỉnh Bình Định được triển khai khá lâu nhưng thực sự được đầu tư mạnh trong 5-6 năm qua. Năm 1998 kinh phí đầu tư cho chương trình là 553,5 triệu đồng; đến năm 2003 đã tăng lên hơn 1,8 tỉ đồng; trong đó ngân sách tỉnh chi 1,2 tỉ đồng còn lại là của Trung ương hỗ trợ.

Nhờ có sự quan tâm đầu tư đó, các hoạt động của Chương trình được đẩy mạnh và đạt được những kết quả khả quan. Trước hết là việc củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức. Đến nay tất cả các huyện, xã đều có Ban chỉ đạo chương trình PCSDDTE; cán bộ chuyên môn phụ trách chương trình ở tỉnh có 3 bác sĩ; ở huyện, thành phố có 22 y-bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. 155/155 xã, phường trong tỉnh đều có cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình, thường là y sĩ hoặc nữ hộ sinh tại các Trạm y tế xã. Ngoài ra, còn có 1.622 cộng tác viên ở các thôn, bản, sát cánh cùng các cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình. Hàng năm, các cán bộ phụ trách chương trình đều được tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành; riêng năm 2003 đã mở 62 lớp nhằm bồi dưỡng kỹ năng đánh giá, giám sát hoạt động chương trình ở cơ sở; quản lý, sử dụng kinh phí…

Công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng được đặc biệt chú trọng. Trong 5 năm qua, ngoài việc phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng, các hội, đoàn thể của tỉnh đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền như thi "kiến thức mẹ, sức khỏe con", hướng dẫn trình diễn bữa ăn bổ sung của trẻ cho các bà mẹ, tư vấn về dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ… Nhiều địa phương đã tổ chức các hội thi, tọa đàm, "hái hoa dân chủ", nói chuyện chuyên đề, truyền thông nhóm ở cụm gia đình về các chủ đề dinh dưỡng và KHHGĐ cho các phụ nữ có thai và bà mẹ đang nuôi con nhỏ, thu hút hàng vạn chị tham gia. Nhờ vậy kiến thức về dinh dưỡng của nhiều bà mẹ đã nâng lên đáng kể. Kết quả các cuộc điều tra gần cho thấy phần lớn các bà mẹ đã hiểu đúng về sữa mẹ về thời gian ăn bổ sung, về thời gian cai sữa, trong khi trước đó 5-6 năm thì phần lớn bà mẹ hiểu sai hoặc không biết gì.

Việc theo dõi tăng trưởng trẻ dưới 2 tuổi được thực hiện hàng tháng bằng việc tổ chức cân trẻ theo lịch và chấm biểu đồ. Trẻ dưới 5 tuổi được cân một năm 2 lần (tháng 6 và tháng 10-11) để xác định thực trạng và đánh giá hiệu quả chương trình. Qua đó đã phát hiện và tổ chức bồi dưỡng cho phụ nữ có thai 6 tháng tăng cân chậm (dưới 2,5 kg) và trẻ em dưới 2 tuổi không tăng cân 3 tháng liền. Hoạt động này được tiến hành chủ yếu bằng hình thức hỗ trợ cung cấp một phần thực phẩm cho phụ nữ có thai và trẻ em không tăng cân. Trong năm 2003 đã cấp phát 4.960 hộp sữa và hộp bột cóc hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các bà mẹ, trẻ em. Các chương trình liên quan được phối hợp triển khai đạt kết quả tốt. Tuy vậy, công tác phòng chống SDD ở tỉnh Bình Định đến nay vẫn còn là một thách thức lớn. Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh, khóa IX, tổ chức tháng 12-2003 đã thông qua nghị quyết trong đó có mục tiêu phải hạ thấp tỷ lệ SDD trẻ em xuống còn 25,5% trong năm 2004. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này đòi hỏi các ngành, các cấp trong tỉnh phải tăng cường chỉ đạo và triển khai thực hiện mạnh mẽ hơn các mục tiêu của Chương trình đồng thời cần phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém.

. Ngọc Minh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phòng chống tệ nạn xã hội: Cần cộng đồng chung sức  (08/04/2004)
Thuốc tây tăng giá: Biết rồi, khổ lắm...  (07/04/2004)
Băng, đĩa lậu: Bệnh nhờn thuốc!   (06/04/2004)
Theo dấu vết "Đội Hoàng Sa - Trường Sa"   (05/04/2004)
Chuyện ghi từ Chi bộ Đảng làng Hà Ri   (04/04/2004)
Chuyện hôm qua, hôm nay của những nữ cựu tù chính trị   (04/04/2004)
Cắm mặt vào đá   (02/04/2004)
Các chúa Nguyễn đã khai thác kinh tế biển ở Hoàng Sa và Trường Sa  (06/04/2004)
Căn cứ trước mũi súng   (31/03/2004)
Chiến dịch giải phóng Quy Nhơn: 36 giờ hành binh thần tốc   (31/03/2004)
Y tế cơ sở chưa hết khó khăn!   (30/03/2004)
Chuyện nhói lòng về 5 đứa trẻ mồ côi   (30/03/2004)
Làng văn hóa Trung Định  (29/03/2004)
Những cuốc xe đêm  (29/03/2004)
Dân chủ, đúng luật, đúng quy trình  (28/03/2004)