Qua 5 năm thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) ở Đảng bộ Bình Định:
Chuyển biến mọi mặt đời sống văn hóa của tỉnh
9:56', 6/5/ 2004 (GMT+7)

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (NQTƯ 5, khóa VIII) về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", mọi mặt đời sống văn hóa ở Bình Định đã có bước chuyển biến rõ rệt.

Thư viện cơ sở - một trong những thiết chế hoạt động văn hóa được khôi phục và nâng cấp (ảnh: Công Tâm)

Điều đáng ghi nhận đầu tiên ở Đảng bộ Bình Định là các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ngày càng nhận thức rõ hơn nhân tố con ngư­ời là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, do đó đã quan tâm hơn đến việc giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nư­ớc, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng yêu quê hư­ơng, gia đình, yêu chủ nghĩa xã hội; giáo dục ý thức chấp hành đ­ường lối, chủ tr­ương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nư­ớc.

Phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" cùng với các phong trào do các đoàn thể, các tổ chức xã hội phát động đã tạo nên động lực mới trong các tầng lớp nhân dân. Các việc làm thiết thực như­: giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách, giữ gìn đạo lý nhân nghĩa, kỷ cương phép nước... đang trở thành các phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân, từng bư­ớc hình thành những nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức xã hội.

Đến nay, toàn tỉnh có 193 khu dân c­ư đạt tiêu chuẩn khu dân cư­ xuất sắc, 434 khu dân cư­ đạt tiêu chuẩn khu dân c­ư tiên tiến. Toàn tỉnh có 272.100 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 653 gia đình đư­ợc UBND tỉnh công nhận gia đình văn hóa cấp tỉnh. Phong trào xây dựng làng, khu phố văn hóa phát triển ở hầu khắp các địa phương và từng bước đi vào chiều sâu. Đã có 45 làng, khu phố văn hóa được UBND tỉnh công nhận, 140 làng, khu phố văn hóa được UBND huyện công nhận. Phong trào xây dựng cơ quan - công sở văn hóa cũng phát triển mạnh.

Hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh đã đi đúng định hướng của Đảng. Tỉnh đã đề ra một số chính sách phát triển văn học nghệ thuật nhằm khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị t­ư t­ưởng và nghệ thuật. 5 năm qua đã có 68 tập tác phẩm, 19 cuộc triển lãm thuộc các lĩnh vực văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu... đ­ược chọn lọc và phổ biến rộng rãi, góp phần nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu th­ưởng thức văn học - nghệ thuật của nhân dân. Việc duy trì giải thư­ởng Văn học nghệ thuật Xuân Diệu - Đào Tấn (tổ chức 5 năm 1 lần) đã có tác dụng nhất định thúc đẩy chất l­ượng tác phẩm ngày càng tốt hơn.

Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc được quan tâm đầu tư­ và bư­ớc đầu đạt đư­ợc một số kết quả. Cũng qua 5 năm thực hiện NQTƯ 5, sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ ở tỉnh tiếp tục phát triển. Quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo trong các cấp học, ngành học đã có những chuyển biến tích cực. Số học sinh phổ thông tăng bình quân 2%/năm. TP Quy Nhơn và 8 huyện đã hoàn thành công tác phổ cập trung học cơ sở. Tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách khuyến học, khuyến tài và thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy định một số biện pháp khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ và thu hút nhân lực có trình độ cao nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó, đến nay, hệ thống báo chí, phát thanh - truyền hình phát triển t­ương đối mạnh. Chất lượng và tính định hướng của báo chí ngày càng đư­ợc nâng cao. Báo Bình Định ngoài việc tăng kỳ, tăng trang; từ ngày 1-1-2003 có thêm báo Bình Định điện tử. Đài phát thanh - truyền hình không ngừng nâng cao công suất phát sóng, chất lư­ợng và thời lượng các ch­ương trình ngày một tăng; đến nay 9 huyện, thành phố đã truyền thanh hóa đến cấp xã. Diện phủ sóng phát thanh đạt 95%, sóng truyền hình đạt 90%.

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa được đẩy mạnh, qua đó đã huy động nhân dân, các tổ chức và cá nhân đóng góp hàng tỷ đồng để đầu t­ư cho hoạt động văn hóa cơ sở, xây dựng và tăng cư­ờng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa... Các thiết chế hoạt động văn hóa cơ sở như­: thư­ viện, tủ sách, khu sinh hoạt văn hóa, nhà thi đấu thể thao, công viên... từng bước được khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới. Đến nay, toàn tỉnh có 51 thư­ viện, tủ sách cơ sở, 97 điểm bư­u điện văn hóa xã đang hoạt động. Chủ tr­ương vận động đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng nhà rông văn hóa của làng trở thành thiết chế văn hóa làng bước đầu đem lại một số kết quả.

Trên cơ sở kiểm điểm những mặt làm được, những mặt còn hạn chế, phân tích nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII), vừa qua, Tỉnh ủy Bình Định đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần NQTƯ 5 (khóa VIII). Theo đó, trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, tiếp tục trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

. Khánh Hoàng

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trọng pháo và đánh lấn - Hai yếu tố độc đáo trong chiến dịch Điện Biên   (05/05/2004)
Sức sống của Chủ nghĩa Mác và công cuộc đổi mới đất nước   (05/05/2004)
Chợ... "chạy" !   (04/05/2004)
Để khơi dòng hiến máu tình nguyện   (04/05/2004)
Có một Điện Biên Phủ ở Liên Khu 5   (03/05/2004)
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Những chuyển động tích cực  (02/05/2004)
Những bà mẹ xứ dừa  (30/04/2004)
Làng dưới chân núi Bà Bơi  (30/04/2004)
Vì sao tôi thảo lời đầu hàng cho tổng thống ngụy Sài Gòn?  (29/04/2004)
Gặp người chiến sĩ Điện Biên năm xưa  (29/04/2004)
Đưa người lang thang về nhà: Còn lắm gian nan  (29/04/2004)
An Nhơn: Đất nghề quê lúa   (28/04/2004)
Một sự nghiệp cách mạng to lớn của một đời người ngắn ngủi  (27/04/2004)
Trường chuẩn quốc gia ở bậc mầm non: Đích đến còn xa   (26/04/2004)
Dùng công nghệ thông tin làm bàn đạp cho sự phát triển   (26/04/2004)