Công An Bình Định mang niềm vui lên với bản làng
17:1', 9/5/ 2004 (GMT+7)

"Đã là anh em với nhau rồi mà không tin nó, nó nói phải không nghe thì không đúng rồi. Từ ngày nhận làm anh em với công an, dân làng mình ai cũng nghĩ như vậy". Câu nói của già Bông ở làng Cam (xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn) cũng là suy nghĩ chung của đồng đồng miền núi Bình Định từ khi hoạt động kết nghĩa với đồng bào miền núi đã trở thành phong trào của Công an tỉnh.

Cùng vui với bà con dân bản

Đi đầu trong phong trào này là Chi đoàn khối An ninh (CĐKAN). Từ năm 2000, tuổi trẻ khối an ninh Công an Bình Định và tuổi trẻ làng Canh Giao (xã Canh Thuận, Vân Canh) đã là anh em với nhau. Buổi lễ kết nghĩa tuy đơn sơ nhưng mãi mãi là hình ảnh đẹp đẽ, khó quên luôn nhắc nhở thanh niên khối an ninh và thanh niên của làng phải gìn giữ, trân trọng sự đoàn kết gắn bó, nghĩa tình keo son hai đơn vị dành cho nhau.

Làng Canh Giao cách trung tâm huyện lỵ Vân Canh không dưới 60 cây số. Do xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn nên hơn 130 nhân khẩu của 34 hộ đồng bào Chăm ở đây còn rất lạc hậu, đến nay vẫn chỉ biết suốt lúa rẫy bằng tay, trỉa ngô bằng nọc… Và đó chính là nguyên nhân khiến bà con chưa thoát khỏi đói nghèo, quanh năm canh cánh bên lòng nỗi lo cơm, áo. Sau ngày kết nghĩa với CĐKAN, thanh niên Canh Giao đã có cách nghĩ mới, biết chọn trồng cây gì và nuôi con gì để làm giàu. Phong trào giúp nhau làm kinh tế, cùng nhau xây dựng bản làng yên vui giàu đẹp thật sự khơi dậy ý chí vươn lên trong lớp trẻ ở đây. Tuổi trẻ làng Canh Giao vẫn thường nói, có được kết quả này là nhờ người anh em công an nhiều lắm.

Xã Vĩnh An, một xã miền núi của huyện Tây Sơn, là căn cứ địa của cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Do chỉ dựa vào nương rẫy nên đến nay cái đói, cái nghèo vẫn còn quanh quẩn ở nương ngô, vạt lúa mà những giọt mồ hôi của bà con không thể làm cho chúng bớt khô cằn. Từ ngày nhận làm anh em với bà con xã Vĩnh An, Công an tỉnh luôn có mặt chia sẻ nỗi khó khăn thiếu thốn với họ. Lúc gạo, lúc tiền, lúc chăn màn quần áo…, cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh đã mang đến với bà con niềm vui nhỏ và niềm tin lớn, đó là tin vào Đảng, cách mạng, tin vào ngày mai tươi sáng. "Vĩnh An còn rất khó khăn nên bà con cần nhiều thứ! Nhưng cái bà con cần nhất là tấm lòng… Tình cảm của Công an tỉnh đã giúp bà con giữ vững niềm tin với Đảng, với Bok Hồ. Quý lắm, quý lắm!" - Ông Đinh Dam, Chủ tịch xã đã có lần tâm sự như vậy với đại tá Nguyễn Trung Tâm, Phó giám đốc Công an tỉnh khi ông đến thăm bà con ở đây.

Giúp bà con dựng ăng ten bắt sóng tivi

Đến nay, thông qua hoạt động kết nghĩa, bên cạnh việc thường xuyên thăm hỏi, khám bệnh cấp thuốc, tặng quần áo, chăn màn, lương thực, thực phẩm giúp bà con những lúc khó khăn do thiên tai gây ra hoặc mùa màng thất bát, động viên, chúc mừng bà con trong dịp đón Tết cổ truyền, các đơn vị thuộc cơ quan Công an tỉnh còn vận động, quyên góp làm nhà rông tặng bà con làng Cam, tặng nhà tình nghĩa cho ông Đinh K' Dất, đối tượng chính sách ở làng Kon Giọt 2 (Vĩnh An, Tây Sơn), tặng thiết bị âm thanh nhân dịp làng Kà Xim (Canh Thuận-Vân Canh) khánh thành nhà rông, tặng ti vi cho bà con dân tộc thuộc xã Tây Xuân (Tây Sơn), xe đạp cho 3 học sinh nghèo xã Canh Hòa (Vân Canh)…

Phong trào kết nghĩa cũng đã đưa cán bộ chiến sĩ công an về các bản làng cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con, từ đó từng bước động viên, hướng dẫn họ nghĩ điều hay làm việc đúng, giữ vệ sinh, phòng chống bệnh tật, xây dựng làng văn hóa. Từ đó, các tập tục lạc hậu và mê tín dị đoan như ma lai, ma gan, bóp trứng gà, cầm đồ thuốc độc… từng gây ra những hậu quả nghiêm trọng và làm nhiều người chết oan, dần dần được chính bà con loại bỏ. Đau ốm, bà con đến trạm xá, bệnh viện, không phải cúng Giàng nhưng lại nhanh bớt bệnh. Bà con còn được hướng dẫn nêu cao tinh thần cảnh giác, kẻ xấu không còn lợi dụng hoạt động phạm pháp được.

Ở Bình Định hiện nay, phong trào "3 không": Không để tập tục lạc hậu tồn tại, phát triển; Không để FULRO móc nối hoạt động; Không để kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền đạo trái phép - đã trở thành nếp nghĩ và hành động của bà con dân tộc thiểu số. Điều đó lý giải vì sao một số kẻ xấu vừa đến miền núi Bình Định chưa kịp hoạt động phạm pháp đã bị phát hiện.

Phong trào kết nghĩa với bà con các dân tộc thiểu số ở Bình Định không chỉ dừng lại ở cấp phòng, ban Công an tỉnh, sắp đến Công an huyện, thành phố cũng sẽ tham gia bằng những việc làm cụ thể. Bằng tấm lòng và trách nhiệm của mình, cán bộ chiến sĩ công an Bình Định sẽ tiếp tục mang niềm vui đến với đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

. Mai Linh Giang

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cần làm rõ trách nhiệm của ông hiệu trưởng   (09/05/2004)
Quy Nhơn về đêm   (07/05/2004)
Cuộc gặp mặt cảm động   (07/05/2004)
Một lần đến Điện Biên Phủ   (07/05/2004)
Nhớ một thời hoa ban đỏ   (07/05/2004)
Hào khí Điện Biên trên quê hương Bình Định năm xưa   (06/05/2004)
Điện Biên Phủ: Những điều chưa từng có trong lịch sử chiến tranh   (06/05/2004)
Chuyển biến mọi mặt đời sống văn hóa của tỉnh   (06/05/2004)
Trọng pháo và đánh lấn - Hai yếu tố độc đáo trong chiến dịch Điện Biên   (05/05/2004)
Sức sống của Chủ nghĩa Mác và công cuộc đổi mới đất nước   (05/05/2004)
Chợ... "chạy" !   (04/05/2004)
Để khơi dòng hiến máu tình nguyện   (04/05/2004)
Có một Điện Biên Phủ ở Liên Khu 5   (03/05/2004)
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Những chuyển động tích cực  (02/05/2004)
Những bà mẹ xứ dừa  (30/04/2004)